lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Intel giới thiệu máy tính kích thước 10 x 10 cm

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)

Mẫu máy tính Next Unit of Computing (NUC) của Intel có đầy đủ cổng Thunderbolt, USB 3.0, HDMI và chạy vi xử lí Ivy Bridge mới nhất.


Intel NUC chỉ có kích thước mỗi chiều 10 cm.

Tại triển lãm Platinum Summit của Intel diễn ra tại London (Anh) tuần trước, Intel đã giới thiệu mẫu máy tính siêu nhỏ với tên gọi Next Unit of Computing (NUC). Thiết bị này có kích thước hai chiều chỉ 10 cm nhưng sử dụng bộ vi xử lí mạnh mẽ Intel Core i Ivy Bridge.

Ngoài chip thế hệ mới nhất dành cho các thiết bị di động, NUC còn sở hữu cổng Thunderbolt, HDMI và USB chuẩn 3.0 mới nhất. Ở bên trong, máy sở hữu bộ bo mạch chủ với hai khe cắm RAM SO-DIMM và hai khe cắm mini PCIe.

Bo mạch chủ của thiết bị này.

Theo ông Fred Birang, một quan chức cấp cao mảng tiếp thị sản phẩm của Intel, NUC sẽ được dành chủ yếu cho các biển quảng cáo điện tử và các cửa hàng, ki-ốt. Tuy nhiên, một sản phẩm khá mạnh và có kích thước nhỏ gọn như vậy còn có thể sử dụng làm một thiết bị HTPC trong gia đình hoặc sản phẩm dành cho trẻ em. Sức mạnh đến từ vi xử lí Ivy Bridge và chip đồ họa tích hợp HD 4000 hoàn toàn có thể làm được nhiều tác vụ nặng.

NUC với bộ phận tản nhiệt.

Với kích thước chỉ 10 x 10 cm, NUC là một trong những mẫu máy tính thực tế có kích thước nhỏ nhất trên thị trường hiện tại. Các mẫu Mobile-ITX với kích thước chỉ 6 cm vài năm trước chỉ hỗ trợ CPU hiệu năng yếu VIA trong khi ở Intel là bộ vi xử lí tới Core i5 mạnh mẽ. Ngay cả một mẫu máy tính có kích thước rất nhỏ giới thiệu trước đó là Raspberry Pi (8,5 x 5,5 cm), nhỏ hơn Intel NUC nhưng chỉ có vi xử lí ARM SoC tốc độ 700 MHz.

Intel cho biết hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về dòng sản phẩm nhỏ gọn này để thương mại hóa trong tương lai không xa.

Theo Số Hóa

Microsoft Security Essentials 4.0 chính thức ra mắt

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)

Phiên bản mới nhất của chương trình diệt vi rút Microsoft Security Essentials (MSE) miễn phí dành cho máy tính Windows XP/Vista/7 đã chính thức được ra mắt.

Phiên bản 4.0 đã xuất hiện dưới dạng beta kể từ cuối năm 2011 với một số cải tiến về giao diện làm việc, chức năng tự động khắc phục lỗi, sửa những lỗi nhỏ và cải thiện hiệu suất cũng như khả năng phát hiện các lỗ hổng,...

Điểm hấp dẫn ở MSE chính là người dùng không phải trả tiền cho phần mềm diệt vi rút và phần mềm độc hại, giúp hệ điều hành Windows trở nên an toàn và nguy cơ bảo mật ít hơn.

Với MSE, người dùng không cần phải thực hiện các khai báo đăng kí sử dụng, không phải chỉ là bản dùng thử, hết hạn sau một khoảng thời gian làm việc và không cần phải gia hạn sử dụng.

Không chỉ có vậy, Microsoft cũng không hạn chế việc tải MSE (bao gồm cả bản beta và chính thức) cho máy tính chạy Windows chính hãng (đã được xác thực không vi phạm bản quyền).

Windows 8 chính thức có tên là… Windows 8

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)

Microsoft vừa công bố kế hoạch phát hành Windows bản mới, theo đó, phiên bản này sẽ có tên chính thức là… Windows 8 và có 3 phiên bản chính cùng 2 phiên bản mở rộng.

Thông tin trên được Microsoft chính thức công bố vào ngày hôm qua.

Tên gọi Windows 8 vốn được người dùng và giới công nghệ sử dụng để đặt cho phiên bản Windows tiếp theo sau phiên bản Windows 7, và thật bất ngờ khi Microsoft đã quyết định chọn tên gọi này để đặt cho hệ điều hành mới nhất của mình.


Microsoft đã quyết định sử dụng Windows 8 làm tên gọi cho phiên bản Windows mới nhất của mình


Bên cạnh đó, Windows 8 sẽ có 3 phiên bản chính, với phiên bản đơn giản nhất sẽ chỉ có tên Windows 8. Microsoft khẳng định phiên bản này phù hợp với hầu hết người dùng.

Windows 8 cũng sẽ bao gồm nền tảng 32-bit và 64-bit tương tự như các phiên bản Windows trước đây và trang bị nhiều tính năng mới mà đã được Microsoft giới thiệu, như các ứng dụng trên giao diện Metro, Xbox Live, khóa máy bằng hình ảnh, hỗ trợ hoạt động trên nhiều màn hình…

Phiên bản cao cấp hơn có tên gọi Windows 8 Pro, đây là phiên bản phù hợp cho các doanh nhân, các nhà thiết kế ứng dụng và các chuyên gia công nghệ, những người đỏi hỏi nhiều tính năng hơn trên chiếc máy tính của mình.

Phiên bản này sẽ được trang bị thêm nhiều tính năng nâng cao như mã hóa file hệ thống, khởi động từ ổ đĩa ảo, tạo mạng kết nối qua domain…Ngoài ra, phiên bản này còn được Microsoft cung cấp thêm gói phần mềm mở rộng Media Pack, cho phép biến máy tính sử dụng Windows 8 Pro trở thành một thiết bị giải trí đúng nghĩa.

Đáng chú ý nhất trong số 3 phiên bản của Windows 8 đó chính là phiên bản Windows RT. Đây chính là tên gọi chính thức mà Microsoft sử dụng để đặt cho phiên bản Windows 8 hoạt động trên vi xử lý ARM của mình, chính là phiên bản dành cho máy tính bảng.

Đây là phiên bản hệ điều hành mà nhà sản xuất sẽ cài đặt sẵn trên thiết bị trước khi người dùng mua sản phẩm, do vậy Windows RT sẽ không được phân phối riêng biệt. Windows RT được tích hợp thêm phiên bản miễn phí của bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint, OneNote) cũng như trang bị tính năng mã hóa thiết bị.

Mỗi phiên bản Windows 8 phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng


Ngoài ra, với khách hàng doanh nghiệp, Microsoft cũng trang bị thêm phiên bản Windows 8 Enterprise dành riêng cho doanh nghiệp, trang bị đầy đủ các tính năng của Windows 8 Pro kèm thêm các tính năng cần thiết cho các chuyên gia công nghệ thông tin, để họ có thể quản lý một hoặc nhiều mạng lưới máy tính, với tính năng bảo mật mạnh mẽ… 

Đây chỉ là phiên bản đặc biệt dành riêng cho doanh nghiệp nên sẽ không được phân phối rộng rãi cho người dùng.

Microsoft cho biết người dùng Windows 7 có thể nâng cấp trực tiếp lên Windows 8 hoặc Windows 8 Pro, phụ thuộc vào phiên bản Windows 7 mà họ đang sử dụng.

Giá bản quyền cho từng phiên bản cũng như ngày ra mắt chính thức của Windows 8 chưa được Microsoft tiết lộ.

itGate (theo Dantri/ Mashable)

Windows Server 2012 phát hành trong năm nay

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
Microsoft đặt tên gọi cho phần mềm máy chủ mới nhất của hãng là Windows Server 2012 và sẽ phát hành hệ điều hành này trong năm nay.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Microsoft Management Summit 2012 tại Las Vegas, Mỹ, Microsoft chính thức công bố tên gọi trên phần mềm mới - trước đó nó có tên gọi Windows Server 8 - sẽ được giới thiệu rộng rãi trước cuối năm nay.

Không có gì bất ngờ về sự kiện này, vì truyền thống của Microsoft là thường gán tên cho một phần mềm máy chủ trong một thời khắc cụ thể - không như phần mềm dành cho máy khách - và các chuyên gia hy vọng hệ điều hành mới này sẽ phát hành cùng thời điểm của Windows 8 dành cho máy tính để bàn và máy tính xách tay dùng chip Intel.

Mặc dù Microsoft chưa có một lịch trình cụ thể thời gian ra mắt phiên bản Windows Server tiếp theo, nhưng hầu hết dự đoán nó sẽ khá giống lịch trình từng diễn ra với Windows 7, được tung ra hồi tháng 10/2009.

Windows Server 2008 R2, phiên bản hệ điều hành máy chủ tương ứng với Windows 7, được tung ra cùng thời điểm Windows 7, mặc dù Microsoft đã bắt đầu bán cho các khách hàng mua số lượng lớn vào tháng 8/2009.

Windows Server 2012 có sẵn bản beta từ đầu tháng 3 năm nay, một ngày sau khi Microsoft giới thiệu bản Windows 8 Consumer Preview, nhưng công ty không đưa thêm chi tiết bổ sung nào, chẳng hạn như ngày ra phiên bản tiền chính thức, phiên bản dành cho nhà sản xuất một khi phần mềm này hoàn chỉnh và sẵn sàng để sao chép và phân phối cho các nhà sản xuất hệ thống.

Nếu Microsoft làm theo đúng lịch trình như từng áp dụng cho Windows Server 2008 R2, thì Windows Server 2012 dành cho nhà sản xuất sẽ có mặt vào cuối tháng 7 này. Bên cạnh đó, Microsoft đã tung ra System Center 2012, một bộ công cụ quản lý dành cho máy khách và máy chủ, có thể tải về từ website của Microsoft. System Center 2012 được coi là thành phần quan trọng cho doanh nghiệp để thiết lập các đám mây riêng cho máy chủ vật lý và máy chủ ảo.

Những lưu ý khi nâng cấp hệ điều hành Windows

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 3.50 (1 Vote)
Những lưu ý khi nâng cấp hệ điều hành Windows - 3.0 out of 5 based on 1 vote

Windows XP sẽ kết thúc vòng đời vào 8/4/2014. Dù muốn dù không, người dùng cũng phải nâng cấp khi Microsoft chấm dứt hỗ trợ kĩ thuật cùng những bản sửa lỗi liên quan...

Windows 7 là lựa chọn tốt thay thế cho XP với giao diện đồ họa hấp dẫn, khả năng bảo mật tốt hơn, nhiều tính năng cải tiến và cả những tính năng mới để lại ấn tượng tốt. Windows 7 tận dụng tốt hơn sức mạnh của phần cứng như khả năng xử lí đa nhiệm của BXL, card đồ họa… Ngoài ra, Windows 8 được cho là sẽ phát hành vào tháng 10/2012 cũng là bản nâng cấp đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, cả Windows 7 và 8 đều yêu cầu cấu hình phần cứng cao hơn so với XP.

Với người dùng gia đình, việc nâng cấp HĐH và thậm chí cả các ứng dụng phiên bản mới nhằm đảm bảo tính tương thích thường khá đơn giản. Trong môi trường doanh nghiệp thì việc nâng cấp HĐH có thể phát sinh nhiều rắc rối ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài việc kiểm tra và dùng thử trước khi triển khai hàng loạt, các nhà quản trị hệ thống thường chờ đợi cho đến khi Microsoft đưa ra bản cập nhật lớn (service pack) đầu tiên nhằm đảm bảo khả năng tương thích tốt nhất của HĐH mới; nhất là với các ứng dụng chuyên biệt của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là vấn đề đào tạo, hướng dẫn người dùng làm quen với giao diện, những tính năng, công cụ của HĐH mới cũng mất khá nhiều thời gian...

Thông tin bên dưới giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp nhu cầu sử dụng khi nâng cấp hệ điều hành.

Kiểm tra tính tương thích

Bạn có thể sử dụng một ứng dụng cũ trên nền HĐH mới, chẳng hạn bộ ứng dụng văn phòng Office 2003 có thể hoạt động tốt với Windows 7 nhưng ngược lại, không người dùng nào muốn cài đặt Office 2010 trên nền XP cũ kĩ; dù Microsoft cho biết chúng vẫn tương thích.

Người dùng gia đình có thể sử dụng tiện ích Windows 7 Upgrade Advisor để đánh giá mức độ tương thích và khả năng đáp ứng của hệ thống với HĐH mới hoặc kiểm tra trực tiếp tại đây.

Ở khía cạnh doanh nghiệp, Exchange Server 2007 vẫn hoạt động tốt với Windows Server 2003 nhưng Exchange 2010 chỉ tương thích với Windows Server 2008. Tương tự với các phiên bản mới nhất SharePoint, SQL Server hoặc các ứng dụng khác cho doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp tránh những rắc rối trong quá trình nâng cấp, Microsoft cung cấp 1 số công cụ hỗ trợ như Microsoft Assessment & Planning Toolkit 4.0 (MAP), có khả năng đánh giá mức độ sẵn sàng của toàn bộ thiết bị, phần cứng trong hệ thống mạng. Application Compatibility Toolkit 5.5 (ACT) kiểm tra khả năng tương thích của các ứng dụng với Windows 7 và Microsoft Deployment Toolkit 2010 (MDT) dùng để triển khai HĐH và các ứng dụng đến máy tính người dùng trong mạng.

Chọn phiên bản 32 hay 64 bit?

Tùy thuộc tính chất công việc và cấu hình phần cứng hiện tại mà bạn có thể chọn phiên bản 32 hoặc 64 bit. Chẳng hạn phiên bản 32 bit chỉ thích hợp với cấu hình phần cứng cũ, dung lượng RAM giới hạn (3,2 GB trở xuống), khó tìm được trình điều khiển (driver) thiết bị phần cứng hoặc các ứng dụng không hoạt động tốt trong môi trường 64 bit.

Lưu ý: không thể chuyển đổi trực tiếp giữa hai phiên bản 32 và 64 bit mà thay vào đó, bạn phải cài mới hoàn toàn HĐH cùng các các ứng dụng phù hợp.

Cập nhật driver phù hợp

Vấn đề này được Microsoft giải quyết tốt hơn đối với Windows 7 bằng việc tích hợp nhiều driver phần cứng để người dùng không mất nhiều thời gian tìm kiếm, cài đặt driver tương ứng với cấu hình phần cứng máy tính cá nhân. Tuy nhiên với một số thiết bị cũ như máy in, máy scan hoặc máy tính tiền (POS - point of sale) giao tiếp serial hoặc LPT, bạn nên chuẩn bị sẵn driver phù hợp bằng cách kiểm tra và tải về từ website nhà sản xuất. Trường hợp không tìm được driver tương ứng với phiên bản HĐH mới, bạn cần cân nhắc việc thay thế thiết bị mới hoặc tiếp tục sử dụng HĐH cũ.

Theo PCWorld VN

Tải về Hỗ Trợ từ xa

Khách hàng của chúng tôi

 goldensand     Lavenue    

Thiết kế web

Cloud SSD