lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 55
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Thủ thuật máy tính

Thủ thuật sửa máy tính, bảo trì máy tính, bảo dưỡng máy tính

  • Trang chủ
    Trang chủ Đây là nơi bạn có thể tìm thấy tất cả bài blog trên website.
  • Chuyên mục
    Chuyên mục Hiển thị danh sách các chuyên mục trong blog này.
  • Đánh dấu
    Đánh dấu Hiển thị danh sách các tag được sử dụng trong blog.
  • Bloggers
    Bloggers Tìm kiếm bloger yêu thích của bạn trên website.
  • Team Blogs
    Team Blogs Tìm kiếm Nhóm Bloger yêu thích của bạn ở đây.
  • Đăng nhập
    Đăng Nhập Khung đăng nhập

Vệ sinh máy tính đúng cách?

Được gửi bởi vào trong Thủ thuật máy tính

Lau chùi máy tính và các thiết bị ngoại vi không những giúp chúng hoạt động trong điều kiện tốt nhất mà còn tránh được các vi khuẩn gây hại cho người sử dụng. Nếu máy tính của bạn có hiện tượng nóng máy, kẹt bàn phím… các bạn nên tháo máy ra và vệ sinh máy tính của mình.

Những lưu ý khi lau máy tính:

– Không bao giờ xịt hay làm đổ chất lỏng vào bất cứ bộ phận máy tính nào. Nếu cần dùng đến chất lỏng, bạn hãy thấm lên một miếng khăn rồi lau.

– Có thể dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bặm, tóc, chất bẩn… ở mặt ngoài máy tính, trên bàn phím. Tuy nhiên, không nên dùng thiết bị này cho phần bên trong máy vì nó có thể sản sinh ra tĩnh điện gây hại cho các linh kiện. Nếu cần thiết, hãy sắm một chiếc máy hút bụi mini (loại dùng pin, công suất nhỏ) thiết kế riêng cho việc làm sạch.

– Khi lau bộ phận nào hay cả PC, nên tắt nguồn điện hoặc tháo phụ kiện trước.

– Không bao giờ để các bộ phận bên trong hoặc bất cứ mạch điện nào bị ẩm ướt.

– Cẩn thận khi dùng bất kỳ dung môi nào để lau vì một số bộ phận có phản ứng với hóa chất trong đó. Nên dùng nước và dung môi có độ hòa tan cao.

– Thận trọng, không để lỡ tay đánh rơi bất cứ vật gì vào các linh kiện.

– Khi lau quạt, nhất là loại quạt nhỏ trong laptop, bạn nên giữ cánh quạt cố định. Không dùng máy hút bụi vì nó có thể gây hỏng thiết bị này.

– Hạn chế hút thuốc ở khu vực quanh máy tính.

Vệ sinh chuột cũng là một cách vệ sinh chính mình

Nhiều người bày tỏ sự “căm phẫn” của mình khi không điều khiển được chuột là “đập” ầm ầm trên mặt bàn. Tuy nhiên, ngoài sự cố máy treo, đường truyền Internet chậm, bạn nên giảm stress bằng cách gỡ chuột ra xem có phải do quá bụi hay không.
Trên “bụng” chuột, tì móng tay vào miếng nhựa tròn đậy bi, xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo bi ra. Nhìn vào hốc bên trong, bạn sẽ thấy 3 thanh kim loại nằm ngang. Nếu thực sự bẩn, 3 thanh này sẽ bám đầy bụi thành “lớp” dày mà một số người tưởng là … dầu bôi trơn chuột, không dám lau đi. Bạn nhẹ nhàng dùng tăm gảy hết chất bẩn ra rồi thấm bông hoặc giẻ mềm vào nước hoặc cồn 90o, vắt khô để lau. Sau khi lau sạch cả bi và các chỗ bẩn khác, bạn lắp vào và sẽ thấy chuột chạy nhanh bất ngờ. Cũng nên lau cả miếng đệm lăn chuột.

Vệ sinh bàn phím

Bàn phím thường chứa nhiều bụi bẩn. Đã có nghiên cứu thấy rằng bàn phím còn bẩn hơn cả… toilet. Thực tế, kẽ phím là nơi “cất giấu” rất nhiều vi trùng. Nếu bị dây đồ ngọt, thức ăn, bàn phím còn trở thành “ổ” cho côn trùng, kiến. Khi gặp các trường hợp đổ nước/sữa vào đây, bạn sẽ thấy phím gõ bị “dính” (gõ một phím thành nhiều ký tự). Lúc này bạn có thể mạnh dạn mở cả keyboard ra để làm sạch.

Lật ngửa bàn phím, dùng tuốc-nơ-vít 4 cạnh loại nhỏ để mở khoảng 17 đinh ốc. Mặt trong có 2 lớp nhựa điện tử phủ lên bộ phím bấm, mỗi phím có một lớp đệm nhựa dẻo. Bạn có thể nhấc các miếng nhựa tròn này ra nhưng lưu ý đừng để “thất lạc”. Dùng máy sấy chế độ mát hoặc bông để làm khô phần bị ẩm trong bàn phím. Các chất bẩn khác có thể lau bằng giẻ mềm và khô. Sau đó, lắp lại bàn phím. Ở mặt ngoài, người dùng vệ sinh bằng giẻ mềm thấm cồn hoặc nước (nhớ vắt khô). Dùng máy hút bụi hoặc bình xịt khí để lấy chất bẩn từ các khe.


Vỏ ngoài case và màn hình:

Dùng khăn ẩm để lau mặt ngoài case. Tại các lỗ thông hơi, dùng máy hút bụi để “tóm” bụi bặm, mạng nhện… bám vào đây. Riêng màn hình LCD, bạn nên dùng giẻ mềm và khô để lau. Không nên dùng khăn giấy hay bất kỳ chất lỏng nào xịt vào bề mặt này.
Ổ quang và đĩa quang:

Trong khi không dùng ổ, bạn vẫn nên đặt đĩa ở bên trong để đỡ bụi cho mắt đọc (nhưng khi di chuyển case, bạn nên bỏ đĩa ra nhằm tránh bị giắt đĩa, gây hư hỏng). Trường hợp ổ quang gặp bụi bẩn, người dùng có thể tháo ra và lau nhẹ bằng giẻ mềm hoặc miếng lau chuyên dụng.


Thùng máy tính dù kín vẫn bắt bụi và bị côn trùng xâm nhập. Còn đĩa quang bẩn sẽ khiến ổ đọc rất khó khăn, thậm chí làm hỏng mắt. Dùng một miếng vải mịn và sạch hoặc miếng lau chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn. Chú ý: Bắt đầu lau từ tâm đĩa, kéo thẳng ra phía ngoài chứ không nên lau theo vòng tròn (làm như vậy sẽ khiến đĩa bị xước nhiều hơn).

Bạn có thể dùng khăn thấm nước hoặc cồn nồng độ cao để lau đĩa quang. Mainboard và các linh kiện trong thùng máy

Vệ sinh máy tình có định kỳ

Khi làm sạch bụi trên bo mạch chủ, bạn không nên dùng khăn lau trực tiếp trên bề mặt thiết bị này, không được dùng máy hút bụi vì sẽ gây ra tĩnh điện. Tốt nhất người dùng nên sắm một bình khí nén, mở các nắp case và xịt bụi ở bên trong bay ra ngoài (nên cầm bình trong tư thế thẳng đứng).

Chú ý: có thể dùng máy hút bụi loại nhỏ (cầm tay, chạy pin). Khi thao tác, nên để cách bo mạch chủ khoảng 10 cm.


Tại đây, phần quạt chip là nơi bám bụi, tóc, chất bẩn nhiều nhất. Bạn loại bỏ sạch chúng để tránh cho quạt bị kẹt khi vận hành. Một số người thấy quạt kêu thường lau sạch và tra dầu máy khâu. Tuy nhiên, người ít kinh nghiệm không nên áp dụng cách này. Bạn chỉ được tra một lượng dầu hạn chế và để thật khô mới vận hành máy – nếu không dầu sẽ văng tung tóe ra bề mặt bo mạch chủ.

Tóm lại: Ngoài việc lau máy tính định kỳ, người dùng nên hạn chế hút thuốc, ăn uống xung quanh khu vực đặt PC.

 

Nguồn: internet

Đánh giá blog này:

Bình luận

Tải về Hỗ Trợ từ xa

Thiết kế web

Cloud SSD