lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Chuyển đổi nền tảng đám mây còn rất khó

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 5.00 (1 Vote)
Chuyển đổi nền tảng đám mây còn rất khó - 5.0 out of 5 based on 1 vote
(PCWorldVN) Không dễ khi chuyển từ nền tảng đám mây này sang nền tảng đám mây khác. Để cạnh tranh, vài nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã đưa ra giải pháp giúp khách hàng thực hiện điều này suôn sẻ hơn. Năm 2010, khi Netflix vẫn còn loay hoay để chuyển từ mô hình cho thuê DVD sang cho thuê phim và các chương trình biểu diễn trực tuyến thì họ bắt đầu sử dụng dịch vụ đám mây của Amazon.com. Từ đó, xem video trực tuyến trở nên phổ biến và tăng trưởng nhanh. Amazon Web Services (AWS) tỏ ra là dịch vụ đám mây rất thích hợp cho nhu cầu của Netflix vì hệ thống này có khả năng xử lý và thu nhỏ/mở rộng quy mô (scalable) rất tốt. Đến nay, mỗi ngày Netflix có đến hơn 100 triệu giờ streaming video, và Netflix gắn chặt với AWS và hầu như không thể chuyển được sang một nền tảng điện toán đám mây khác.

Tất cả nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn, trong đó có Amazon, Salesforce.com, Microsoft và Google, mỗi hãng dùng công nghệ điện toán đám mây khác nhau một cách “vừa đủ” để khiến khách hàng cảm thấy thực sự khó khăn khi muốn chuyển từ dịch vụ này sang dịch vụ khác, vì khách hàng cần phải chỉnh sửa lại phần mềm của mình. Như CTO của Wal-mart, ông Jeremy King, nói rằng bạn có thể không sử dụng dịch vụ đám mây ấy, nhưng bạn không thể thoát được nó. Dù vậy, có thể trong vòng 5 năm tới, khoảng 1/3 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây có thể chuyển đổi dịch vụ khác rẻ hơn, hoặc nhiều tính năng hơn, hoặc thêm một nhà cung cấp dịch vụ khác để c hạy song song, hoặc để dự phòng nếu muốn.

Tuy chưa có chuẩn chính thức nhưng bộ chứa ứng dụng Docker gần như là chuẩn vì tính phổ biến của nó.

Đó là vì năm ngoái, có một trường hợp nổi bật xảy đến với thị trường điện toán đám mây công cộng trị giá 57 tỉ USD này. Phần mềm chứa, hay bộ chứa ứng dụng (container software) tên là Docker trở nên phổ biến, chuyên phân nhỏ và tách riêng ứng dụng nhằm giúp doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng đám mây dễ dàng hơn. Năm nay, khi Docker và có khoảng chục phần mềm container khác xuất hiện thì người dùng lại lo ngại lại bị “sa lầy” vào cùng kiểu “vũng bùn” mà mình từng vấp phải, đó là phụ thuộc vào phần mềm container. Các công ty điện toán đám mây lớn và vài khách hàng lớn của họ đã bắt đầu thử đưa ra chuẩn để làm sao cho các phần mềm container có thể tương thích lẫn nhau.

Cụ thể, phần mềm container sẽ bẻ ứng dụng ra thành những gói mã nguồn nhỏ, mỗi gói kèm thêm mọi phần mềm hệ thống cơ bản mà ứng dụng đó cần để chạy được độc lập trên bất kỳ máy chủ nào. Điều này có nghĩa là nhà lập trình không phải viết lại mã nguồn ứng với mỗi hệ điều hành khác nhau và nền tảng khác nhau. Di dời một container từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác cũng đơn giản như việc tải container ấy lên một máy chủ mới. 

Chúng ta chưa có dữ liệu rõ ràng nào về thị phần của container nhưng với những ai làm trong ngành này thì dễ dàng thấy rõ Docker gần như là chuẩn về phần mềm container, ngoài ra còn có những container cạnh tranh khác như Warden, LXD và CoreOS. Nhiều nhà sản xuất container, trong đó có cả Google, cũng chỉnh sửa lại các phiên bản container để làm sao cho container của mình tương thích tốt với những container cạnh tranh khác.

Tuy vậy, khi có nhiều chọn lựa container khác nhau quá thì cũng nảy sinh vấn đề. Không có một chuẩn chung thì các nhà phát triển ứng dụng lại phải chỉnh sửa mã nguồn ứng dụng để làm sao tương thích với từng loại container khác nhau. Để giải quyết tính tương thích giữa các container, Linux Foundation và 2 nhóm công nghiệp khác đã ngồi lại với nhau để đưa ra chuẩn chung. Amazon và Microsoft dẫn đầu nhóm Open Container Initiative (mới thành lập hồi tháng 6 vừa qua). Còn mới tháng 7 rồi, nhóm Cloud Native Computin gồm có các công ty Google, IBM, Intel, Ebay và AT&T, cũng tập trung vào một phần mềm thống nhất. Điều mà 3 nhóm này làm là họ buộc phải thống nhất một số tiêu chí, gồm định dạng cuối cùng, hệ điều hành và bộ xử lý tương thích, và làm cách nào để doanh nghiệp không có quá nhiều khả năng quản lý container.   

Bất kể là chuẩn nào đi nữa thì các công ty làm điện toán đám mây cần tận dụng công nghệ container này. Vì theo một CTO, bạn không thể cạnh tranh được với AWS thì tại sao bạn không nhìn xa hơn, làm những điều sắp tới sẽ xảy ra.   

Trong khi cả 3 nhóm công nghiệp trên chưa đưa ra hạn chót để chốt lại chuẩn thì một số chuyên gia ước đoán có thể phải mất đến 2 năm. Đến lúc ấy, có khoảng 10% ứng dụng sẽ được chứa trong các container khác nhau, mà hiện nay mới chỉ 1%. 

 

Nguồn: PC World VN