lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Hướng dẫn thiết lập mật khẩu BIOS và UEFI bảo vệ dữ liệu trên máy tính Windows 10 của bạn an toàn

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
@media (min-width:640px){ #adsarticletop.adbox{margin:0 20px 10px 0;width:336px; max-width:100%;height:280px; float:left} }

Trên hệ điều hành Windows 10 cung cấp tính năng mật khẩu đăng nhập hoặc mật khẩu tài khoản để bảo vệ các dữ liệu quan trọng của người dùng. Tuy nhiên điểm hạn chế của các tính năng này là có thể dễ dàng bị "bypass" mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của ứng dụng, công cụ thứ 3.

Nói cách khác, mật khẩu đăng nhập hay mật khẩu tài khoản cũng không thể bảo vệ dữ liệu được lưu trữ trên máy tính Windows 10 của bạn an toàn được, cách tốt nhất bạn có thể áp dụng là thiết lập một mật khẩu BIOS hoặc một mật khẩu UEFI.

Vậy làm sao để thiết lập một mật khẩu BIOS hoặc một mật khẩu UEFI trên máy tính Windows 10 của bạn, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.

1. Mật khẩu BIOS và mật khẩu UEFI là gì?

Mật khẩu BIOS và mật khẩu UEFI là gì

Mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI để ngăn máy tính của bạn không thể khởi động nếu không đăng nhập đúng mật khẩu đăng nhập. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng một ổ USB khởi động hoặc đĩa CD khởi động hoặc bất kỳ phương pháp nào đó để khởi động máy tính của bạn mà không cần phải nhập mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI.

Khi máy tính của bạn vừa mở, trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ thông báo nhập mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI. Nếu không nhập đúng mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI, người dùng không thể truy cập được cài đặt BIOS hoặc cài đặt UEFI.

Cho ví dụ, nếu thiết lập mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI, khi đó bạn không cần phải sử dụng bất kỳ một ứng dụng thứ 3, hay công cụ mở khóa mật khẩu màn hình đăng nhập nào để truy cập máy tính của bạn.

Trên thực tế, khi mật khẩu BIOS và mật khẩu UEFI được thiết lập, người dùng không phải cài đặt bất kỳ ứng dụng. chương trình thứ 3 nào trên hệ điều hành, điều này cực kỳ hữu ích.

Và tất nhiên nếu một người nào đó truy cập máy tính của bạn bằng mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI, họ có thể truy cập tất cả các dữ liệu trên máy tính của bạn bằng cách gỡ bỏ ổ đĩa cứng hoặc ổ SSD, sau đó kết nối máy tính của bạn với một máy tính khác.

Ngoài ra, mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI cũng có thể được reset lại nếu một người nào đó có quyền truy cập vật lý (physical access) vào máy tính của bạn. Tuy nhiên quá trình này không phải là dễ dàng, đặc biệt là với các dòng notebook hoặc tablet (máy tính bảng).

Điều này có nghĩa là mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI để tăng cường thêm lớp bảo mật cho dữ liệu của bạn, nhưng không phải là giải pháp cuối cùng để bảo vệ dữ liệu của bạn an toàn.

2. Mật khẩu UEFI hay mật khẩu BIOS?

Nếu bạn mua một máy tính cài đặt sẵn Windows 8, Windows 8.1 hay Windows 10, rất có thể máy tính của bạn hỗ trợ UEFI, khi đó bạn có thể thiết lập mật khẩu UEFI. Và nếu máy tính của bạn không hỗ trợ UEFI, khi đó bạn có thể chắc chắn một điều rằng bạn sẽ phải thiết lập mật khẩu BIOS cho máy tính của mình.

Trên các dòng máy tính khác nhau, quá trình thiết lập mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI sẽ khác nhau. Quá trình này phụ thuộc vào các nhà sản xuất dòng máy tính bạn đang sử dụng.

Để kiểm tra xem máy tính của bạn có hỗ trợ UEFI hay không, tham khảo các bước thực hiện tại đây.

3. Thiết lập mật khẩu BIOS hoặc mật khẩu UEFI

3.1. Thiết lập mật khẩu BIOS trên máy tính Windows 10

Để thiết lập mật khẩu BIOS trên máy tính Windows 10 của bạn, thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1:

Mở máy tính của bạn lên và nhấn phím Del, F2, Esc, F10 hoặc phím F12 để truy cập BIOS. Trên các dòng máy tính khác nhau, phím truy cập BIOS sẽ khác nhau.

Bước 2:

Sau khi đã truy cập BIOS, bạn điều hướng đến mục Security hoặc Password bằng cách sử dụng phím mũi tên để điều hướng giữa các mục.

Bước 3:

Dưới mục Security hoặc mục Password, tìm kiếm mục có tên Set supervisor password, User password, System password hoặc các tùy chọn khác tương tự. Sau khi đã lựa chọn đúng tùy chọn, tiến hành thiết lập một mật khẩu "mạnh".

thiết lập một mật khẩu

Lưu ý:

- Nếu BIOS của bạn có cả 2 tùy chọn Supervisor password hoặc User password, khi đó giải pháp tốt nhất là bạn thiết lập mật khẩu cả mục Supervisor password và User password.

- Trên hầu hết các máy tính, Supervisor password bảo vệ người dùng truy cập vào BIOS, còn User password hạn chế người dùng khởi động máy trên máy tính của bạn. Điều này có nghĩa là trên một số dòng máy tính, mật khẩu người dùng có thể hoạt động như Supervisor hoặc User password.

- Một số nhà sản xuất có thể tích hợp thêm các tùy chọn bảo mật, bạn có thể nhìn thấy như hình minh họa dưới đây. Nếu máy tính của bạn có sẵn các tùy chọn này, hãy chắc chắn rằng các tùy chọn này đã được cấu hình chính xác để tăng cường độ bảo mật cao nhất.

tùy chọn bảo mật

Bước 4:

Cuối cùng đừng quên lưu lại thay đổi cài đặt BIOS. Trên hầu hết các máy tính, bạn có thể nhấn phím F10 để lưu lại cài đặt. Kiểm tra màn hình BIOS cho đường dẫn hoặc key để lưu lại cài đặt.

Khởi động lại máy tính của bạn để xem thông báo mật khẩu BIOS.

3.2. Thiết lập mật khẩu UEFI trên máy tính Windows 10

Bước 1:

Mở cài đặt UEFI firmware trên máy tính Windows 10 của bạn. Quá trình truy cập cài đặt firmware trên các dòng máy tính sẽ hơi khác nhau một chút.

Tham khảo các bước truy cập cài đặt UEFI firmware tại đây.

Bước 2:

Trên màn hình UEFI firmware, bạn tìm kiếm mục Security hoặc mục Password. Trên một số dòng máy tính, bạn phải điều hướng đến mục cài đặt (Settings) để xem tùy chọn Security.

Bước 3:

Sau khi đã tìm kiếm đúng tùy chọn để thiết lập mật khẩu. Bước tiếp theo là tiến hành thiết lập mật khẩu và đừng quên lưu lại thay đổi trước khi thoát khỏi cửa sổ cài đặt UEFI.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Quan Tri Mang