lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Bài viết

Công nghệ nhận biết cảm xúc

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
(PCWorldVN) Công nghệ nhận biết cảm xúc đã có từ lâu nhưng ít được ứng dụng. Tuy nhiên, từ cuối năm nay, có thể công nghệ này sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, điều vướng mắc muôn thuở đối với công nghệ dạng như thế này chính là tính riêng tư của người dùng.

Bài viết của Bloomberg đưa ra một cảnh báo cho giới sinh viên: bạn nghĩ bạn có thể qua mặt được giáo viên khi không tập trung trong giờ học? Hãy cẩn thận. Vì trong tương lai không xa, một chiếc laptop có thể báo cho giáo viên biết tình trạng tập trung của học viên trong lớp theo thời gian thực.

Đến cuối năm nay, có đến 1000 trường học tại Mỹ và Canada có thể sử dụng một công nghệ nhận diện khuôn mặt mới để giám sát học sinh, sinh viên. Giải pháp này của Stoneware, một bộ phận của Lenovo, ứng dụng một phần mềm quản lý lớp học. Là một kiểu của phần mềm nhận diện gương mặt, phần mềm này phân tích cảm xúc dựa trên video biểu cảm của từng gương mặt ghi hình được.

Giáo viên có thể "dựa vào phần mền này để quyết định khi nào nên nhắc nhở học viên", Rich Cheston, giám đốc giải pháp của Stoneware, cho biết. Ông dự kiến phần mềm này sẽ xuất hiện vào tháng 9 tới, trùng với thời điểm khai giảng của nhiều trường.

Công nghệ nhận diện cảm xúc có độ chính xác khá cao, đến 90%.

Trong vài năm qua, nhiều công ty lớn, có Unilever và Coca-Cola, đã dùng những phân tích cảm xúc để hiểu khách hàng tốt hơn, nhận biết khách hàng hài lòng hay không hài lòng với dịch vụ, để từ đó chỉnh lại cách tiếp thị và quảng cáo. Có khoảng chục công ty đang ứng dụng kiểu dịch vụ như vậy. Những phần mềm "đầu bảng" của các nhà cung cấp hiện nay như Emotient (công ty khởi nghiệp ở San Diego) và Affectiva (ở Waltham, Massachussetts). Unilever dựa vào giải pháp của Affectiva. Còn phần mềm của Emotient sẽ được dùng trong sản phẩm lớp học của Stoneware.

Emotient đã thử phần mềm của họ với giải đấu bóng rổ Golden State Warriors của NBA, theo dõi người xem phản ứng với từng tình huống trên sân đấu.

Theo công ty tư vấn thị trường Crone Consulting, thị trường phần mềm phân tích cảm xúc có thể đạt đến 10 tỷ USD trong vòng 5 năm nữa. Năm nay, thị trường này đã đạt gần đến 20 triệu USD, dự kiến năm sau sẽ tăng 100 triệu USD.

Phần mềm nhận diện cảm xúc có thể cài trong PC, trong xe hơi (để cảnh báo khi nào tài xế bị phân tâm), và điện thoại thông minh, có thể hoạt động trực tiếp hoặc qua video ghi hình lại gương mặt. Có thể phần mềm nhận diện cảm xúc sẽ hoạt động khác nhau một chút tùy theo từng công ty phát triển, chỉnh sửa - chẳng hạn phần mềm của Affectiva lại tập trung phân tích khóe mắt và chân mày.

Các thuật toán cũng nhận diện những biến đổi của da khi chúng ta cười, chau mày hay nhếch mép. Truy cập vào cơ sở dữ liệu có đến 3,2 triệu video gương mặt, Affectica cho rằng phần mềm có thể nhận diện những cảm xúc trên gương mặt với độ chính xác rất cao, đạt đến 90%. Phần mềm này xử lý từng khung hình video để ghi nhận nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau của một người, từ vui vẻ cho đến buồn bực, ngạc nhiên... Sau đó, phần mềm so lại với cơ sở dữ liệu sẵn có để đưa ra kết luận.

Công ty khởi nghiệp Beyond Verbal được thành lập cách nay 3 năm, tại Tel Aviv, có một cơ sở dữ liệu 1,5 triệu giọng nói. Công ty phân tích âm vực để nhận diện hơn 300 loại trạng thái khác nhau trong hơn 40 ngôn ngữ, với tính chính xác đến 80%.

Susan Etlinger, một nhà phân tích dữ liệu về trí tuệ nhân tạo - AI, làm việc cho công ty tư vấn Altimerter Group, cho rằng phần mềm nhận biết cảm xúc vẫn cần được chứng minh thuyết phục hơn nữa về tính chính xác và tính thực tế. "Làm thế nào bạn có thể nhận biết được liệu ai đó có thực sự đang vui vẻ hay tức giận trong một khoảnh khắc nào đó hay không?", cô nói.

Ngoài ra, cũng có vài vấn đề liên quan đến đạo đức nếu sử dụng dạng phần mềm này, bởi vì những người bị theo dõi có thể họ không biết mình đang bị theo dõi.

Lĩnh vực phân tích, nhận biết cảm xúc có từ hồi những năm 1970 với các nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ Paul Ekman. Emotient đã áp dụng công trình nghiên cứu của ông. Ekman cho rằng ông lo ngại công nghệ này sẽ bị lạm dụng và bị vướng vào quyền riêng tư cá nhân. Sau khi ông đe dọa từ chức trong ban điều hành của Emotient (ông chỉ làm cố vấn), Ekman cho rằng công ty hiện thời đang phải xử lý các quan ngại về tính riêng tư cho phần mềm này.

Microsoft cũng phát triển một loạt ứng dụng thử nghiệm, theo dõi cảm xúc thông qua cảm biến về da gắn trên các thiết bị đeo, giống như cảm biến theo dõi nhịp tim. Cảm biến này cho người dùng biết mức độ stress và đưa ra vài mẹo để đối đầu với stress. Vài nhân viên trong bộ phận nghiên cứu của Microsoft cũng đã phát triển ứng dụng chia sẻ cảm xúc bằng cách đổi màu khi người dùng buồn, vui, stress hay chán chường.

Nguồn: PC World VN