Xin giới thiệu đến các bạn một mô hình phân hoạch ổ đĩa cứng kiểu mẫu, có thể nói là tối ưu. Khi mua máy mới, các bạn có thể yêu cầu nơi bán phân hoạch như thế này thay vì để họ đơn giản chia 2 thành C, D như thường thấy.

Với máy vài một hệ điều hành ta phân:

Một ổ primary làm ổ C chứa hệ điều hành, dung lượng 1 đến 1.5GB nếu cài Win98 hoặc winMe, 2 đến 2.5GB nếu cài winXP.

Một ổ logical 200 đến 500MB dùng làm bộ nhớ ảo.

Phần còn lại của đĩa cứng chia đôi, một cho Program files, một chứa dữ liệu. Tổng cộng 4 ổ đĩa C, D, E, F.

Khi cài các chương trình ứng dụng ta nên chỉ định toàn bộ Program Files vào ổ E. Nhớ tạo folder có tên giống nguyên thủy để dễ nhận biết, đồng thời các file không đổ ra tràn ngập ổ E. Ổ thứ tư dùng chứa mọi dữ liệu cần lưu trữ, kế cả các file image của chương trình Ghost tạo nên khi sao lưu hệ điều hành.

Với máy cài 2 hoặc 3 hệ điều hành: ta cứ tạo thêm 1 hoặc 2 ổ primary nằm kề ổ C. Thí dụ đối với máy cài 3 hệ điều hành, ta tạo 6 ổ đĩa gồm C, G, H, D, E, F. Ba ổ C, G, H dùng chứa 3 hệ điều hành, D là bộ nhớ ảo, E chứa Program Files, F chứa dữ liệu. Mô hình phân hoạch này đạt một số lợi ích sau:

Dung lượng ổ đĩa chứa hệ điều hành nhỏ gọn, phát triển rất chậm, cho dù ta có cài nhiều chương trình ứng dụng, nhiều game lớn đi chăng nữa

Việc phân chia Windows, bộ nhớ ảo và Program Files ra ba nơi khác nhau hạn chế tốt sự phân mảnh file, rất dễ quan sát và quản lý.

Cả 3 hệ điều hành đều dùng chung được một Program Files. Đối với một số chương trình, cần phải cài đặt ở cả 3 hệ điều hành và khai báo đúng cùng một folder và địa chỉ ổ đĩa, một số chương trình khác chỉ cần cài đặt ở một hệ điều hành và tạo shortcut để chạy từ các hệ điều hành kia.

Chính việc cài đặt và tháo gỡ chương trình làm cho đĩa bị phân mảnh nhiều nhất.


Sưu tầm bởi www.dichvubaotri.net
Nguồn: Thanh Chinh - Làm bạn với máy vi tính
Vui lòng ghi lại nguồn khi bạn sao chép bài viết này