lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Hướng dẫn tạo bộ lọc thư đến trên Gmail

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)

Việc một người sở hữu một hoặc hai tài khoản Gmail không phải là chuyện quá lạ lẫm. Nếu những ai sử dụng Gmail làm phương thức chính để trao đổi công việc hoặc đăng ký các dịch vụ và gửi thông tin về Gmail, thì số lượng thư hàng ngày mà bạn nhận được sẽ khá nhiều. Nếu bạn đang cảm thấy rối mắt về lượng thư email thì nên sử dụng tính năng lọc thư có sẵn trên Gmail. Người dùng có thể thiết lập chế độ lọc thư dựa trên tiêu đề, người gửi,... và email mới sẽ tự động được sắp xếp theo những gì mà chúng ta sẽ thiết lập. Nếu bạn chưa biết cách thiết lập hay sử dụng bộ lọc thư Gmail, hãy theo dõi bài hướng dẫn dưới đây của Quản trị mạng.

Bước 1:

Trước hết, bạn đăng nhập tài khoản Gmail cá nhân của mình. Tại giao diện chính trên Gmail, bạn nhấn chọn vào biểu tượng hình răng cưa, rồi chọn Settings (Cài đặt).

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Bước 2:

Sang giao diện tiếp theo, chúng ta lựa chọn tab Filters and Blocked Addresses (Bộ lọc và địa chỉ bị chặn).

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Bước 3:

Ở giao diện mới này, chúng ta sẽ nhấn vào nút Create a new filter (Tạo bộ lọc mới).

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Bước 4:

Ngay sau đó xuất hiện một cửa sổ Filter (Bộ lọc). Người dùng có thể chọn cách mà bạn muốn lọc thư, như chọn từ khóa trong chủ đề (Subject) hoặc toàn bộ mail (Has the words). Hoặc lựa chọn chọn lọc thư theo kích thước (Size).

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Chẳng hạn tôi sẽ lọc thư theo mục Has the words (từ khóa lọc thư) với từ khóa quản trị mạng, rồi nhấn nút Create filter with this search (Tạo bộ lọc với tìm kiếm này).

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Bước 5:

Tiếp đến chúng ta sẽ được chuyển sang giao diện mới như hình dưới đây. Tại đây, chúng ta có thể tùy chọn các mục sau:

  • Skip the Inbox (Archive it): Bỏ qua hộp thư đến (Lưu trữ thư) thư cần lọc không xuất hiện tại hộp thư đến mà được chuyển vào thư mục bạn tạo mới.
  • Mark as read: Đánh dấu đã đọc nếu muốn thư cần lọc không quan trọng và muốn bỏ qua.
  • Star it: Gắn dấu sao nếu muốn email được lọc đều gắn dấu sao quan trọng.
  • Delete it: Xóa cuộc hội thoại nếu thư cần lọc không quan trọng và muốn xóa chúng.
  • Never send it to Spam: Không bao giờ gửi thư này tới Spam nếu không muốn những thư quan trọng đang lọc tự động gửi vào mục Spam.
  • Always mark it as important và Never mark it as important: Luôn hoặc không đánh dấu là quan trọng nếu muốn thư cần lọc được hoặc không đánh dấu quan trọng. Gmail có tính năng tự động đánh dấu một mail nào đó quan trọng hay không dựa trên tiêu chí người nhận, người gửi, file đính kèm,... Chúng ta có thể tùy chỉnh khi tích chọn mục này.

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Chẳng hạn tôi tích chọn vào mục Skip the Inbox (Archive it), rồi tích vào mục Apply the label, click chuột trái vào Choose label (Chọn nhãn) rồi chọn New label (Nhãn mới).

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Bước 6:

Ở giao diện New label (Nhãn mới), chúng ta sẽ đặt tên nhãn cho các email có chứa từ khóa tại mục Please enter a new label name ( Hãy nhập tên cho nhãn mới). Chẳng hạn ở đây tôi sẽ đặt tên nhãn cho các thư có chứa từ "quản trị mạng" là "Công việc".

Nếu bạn muốn lọc thư chi tiết hơn thì có thể nhấn vào mục Nest label under (nhãn lồng trong), như Việc biên dịch, Việc biên tập,... Cuối cùng nhấn Create (Tạo).

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Bước 7:

Quay trở lại giao diện đầu tiên, chúng ta sẽ nhấn vào mục Create filter (Tạo bộ lọc). Nếu người dùng muốn áp dụng bộ lọc cho những đoạn thư trước đó thì tích chọn vào Also apply filter to 15 matching conversations (Đồng thời áp dụng bộ lọc cho các cuộc hội thoại phù hợp), tùy theo email của bạn có bao nhiêu cuộc hội thoại.

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Ngay sau đó chúng ta sẽ nhận thông báo bộ lọc thư đã được tạo. Bạn cũng có thể nhấn chọn vào mục Edit để chỉnh sửa hoặc Delete để xóa bộ lọc khi không có nhu cầu.

Bộ lọc thư đến trên Gmail

Trên đây là từng bước hướng dẫn cách tạo bọ lọc thư trên Gmail. Nhờ vào bộ lọc này, người dùng sẽ dễ dàng quản lý thư đến hơn, từ đó sẽ tìm ngay được thư mình cần.

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Nguồn: Quan Tri Mang