lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Bài viết

Lỗi ứng dụng trên thiết bị Android bị treo, bị đơ, đây là cách khắc phục

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)

Nếu thiết bị Android của bạn không đủ không gian lưu trữ, các ứng dụng sẽ không hoạt động đúng cách. Do đó việc xóa bộ nhớ cache và dữ liệu của ứng dụng sau một khoảng thời gian sử dụng là rất quan trọng. Nếu không xóa bộ nhớ cache và dữ liệu của ứng dụng, rất có thể khi sử dụng ứng dụng sẽ gây ra một số lỗi nghiêm trọng, trong đó có lỗi ứng dụng bị treo hoặc bị đơ. Một số trục trặc phần mềm cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi.

1. Nguyên nhân gây ra lỗi ứng dụng bị treo?

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi ứng dụng bị treo, bị đơ. Các ứng dụng có thể không phản hồi hoặc nó có thể bị treo nếu không được cập nhật. Nhiều ứng dụng hoạt động tốt hơn nếu như bạn sử dụng kết nối Internet “mạnh” và ổn định.

Nếu thiết bị Android của bạn không đủ không gian lưu trữ, các ứng dụng sẽ không hoạt động đúng cách. Do đó việc xóa bộ nhớ cache và dữ liệu của ứng dụng sau một khoảng thời gian sử dụng là rất quan trọng. Nếu không xóa bộ nhớ cache và dữ liệu của ứng dụng, rất có thể khi sử dụng ứng dụng sẽ gây ra một số lỗi nghiêm trọng, trong đó có lỗi ứng dụng bị treo hoặc bị đơ. Một số trục trặc phần mềm cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi.

2. Sửa lỗi ứng dụng bị treo, bị đơ

Để khắc phục lỗi ứng dụng bị treo, bị đơ trên thiết bị Android, bạn có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây:

2.1. Khởi động lại thiết bị Android của bạn

Giải pháp đầu tiên bạn có thể áp dụng là khởi động lại thiết bị Android của mình. Quá trình khởi động lại có thể tắt được các ứng dụng đang chạy trên nền background. Bằng cách này, bạn sẽ giải phóng được dung lượng bộ nhớ bị “tắc nghẽn”. Và thiết bị Android của bạn cũng sẽ chạy “mượt” hơn.

Để khởi động lại thiết bị Android, nhấn và giữ nút Nguồn cho đến khi trên màn hình xuất hiện một Menu, bạn nhấn chọn Restart hoặc Power Off để khởi động lại thiết bị.

Khởi động lại thiết bị Android

2.2. Cập nhật (update) ứng dụng

Sau khi khởi động lại thiết bị Android mà lỗi ứng dụng bị treo, bị đơ vẫn còn xuất hiện, bạn có thể áp dụng thử giải pháp là cập nhật ứng dụng.

  •  Mở ứng dụng Google Play Store.
  •  Nhấn chọn biểu tượng 3 dòng gạch ngang ở góc trên cùng bên trái màn hình để mở Menu.
  •  Tiếp theo nhấn chọn My apps & games.
  •  Bạn có thể nhấn chọn Update all hoặc update từng ứng dụng một mà bạn muốn.

Cập nhật (update) ứng dụng

2.3. Kết nối mạng Internet

Nếu ứng dụng đang sử dụng kết nối Wifi, sau đó bạn chuyển qua sử dụng dữ liệu di động có thể gây ra lỗi ứng dụng bị treo. Khi chuyển đổi kết nối mạng Internet, trước tiên bạn phải đóng ứng dụng lại.

Nếu đang sử dụng kết nối Wifi và kết nối của bạn khá là chậm, khi đó bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  •  Bật, tắt Wifi và chế độ máy bay (Airplane Mode).
  •  Tắt Bluetooth.
  •  Khởi động lại thiết bị Android và router.
  •  Kết nối với mạng Wifi khác.

2.4. Xóa bộ nhớ cache và dữ liệu

Để xóa bộ nhớ cache và dữ liệu của ứng dụng bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  •  Mở ứng dụng Settings trên thiết bị Android.
  •  Nhấn chọn Apps (App Manager hoặc Manage apps, tùy vào thiết bị Android bạn sử dụng).
  •  Tìm ứng dụng đang bị treo hoặc bị đơ, sau đó nhấn chọn ứng dụng.
  •  Tiếp theo nhấn chọn Clear Cache.
  •  Nhấn chọn Force Stop.
  •  Quay trở lại màn hình Home screen và mở ứng dụng một lần nữa xem lỗi còn hay không.

Xóa bộ nhớ cache và dữ liệu

2.5. Wipe cache partition

Khi thực hiện Wipe cache partition, bạn sẽ loại bỏ được tất cả các tập tin rác và các tập tin tạm thời được lưu trữ trên thiết bị Android. Nếu có các tập tin bị lỗi, có thể là nguyên nhấn gây ra lỗi ứng dụng bị treo hoặc bị đơ.

Ngoài ra khi thực hiện Wipe cache partition bạn còn có thể giải phóng được không gian lưu trữ trên thiết bị di động, máy tính bảng của mình. Bạn sẽ phải khởi động thiết bị của mình ở chế độ Recovery Mode.

Mỗi dòng điện thoại thông minh sẽ có những cách khởi động vào chế độ Recovery Mode khác nhau:

  •  Samsung:  Sử dụng nút Home, nút Nguồn và nút Giảm âm lượng.
  •  HTC và LG: Sử dụng nút Giảm âm lượng và nút Nguồn.
  •  Nexus: Sử dụng nút Giảm âm lượng, Tăng âm lượng và nút Nguồn.

Thực hiện theo các bước dưới đây:

  •  Tắt thiết bị Android của bạn.
  •  Nhấn và giữ đồng thời các nút để khởi động vào chế độ Recovery Mode.
  •  Nhấn và giữ cho đến khi trên màn hình hiển thị menu Recovery.
  •  Sử dụng nút Âm lượng để điều hướng đến Recovery Mode và sử dụng nút Nguồn để chọn tùy chọn.
  •  Trên Menu  Recovery Mode, điều hướng đến Wipe cache partition và sử dụng nút Nguồn để chọn tùy chọn.
  •  Sau khi quá trình hoàn tất, điều hướng đến Reboot system now và sử dụng nút Nguồn để chọn tùy chọn.

2.6. Giải phóng không gian lưu trữ trên thiết bị Android

Nếu thiết bị Android của bạn cài đặt các ứng dụng không quan trọng và bạn không hay sử dụng, tốt nhất bạn nên gỡ bỏ cài đặt ứng dụng đó đi để giải phóng không gian lưu trữ trên thiết bị.

Để gỡ bỏ cài đặt ứng dụng trên thiết bị Android bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  •  Mở ứng dụng Settings trên thiết bị Android của bạn.
  •  Tiếp theo nhấn chọn Apps.
  •  Nhấn chọn tab Downloaded.
  •  Tìm và nhấn chọn ứng dụng bạn muốn gỡ bỏ cài đặt, sau đó nhấn chọn Uninstall.

Ngoài ra để một cách đơn giản để lấy lại không gian và đảm bảo thiết bị của bạn lúc nào cùng “sạch sẽ” là sử dụng CCleaner. Ứng dụng này hiện có sẵn trên Google Play Store và là ứng dụng hoàn toàn miễn phí.

Tải CCleaner về thiết bị Android và cài đặt tại đây.

2.7. Cài đặt lại ứng dụng

Đôi khi trong một số trường hợp việc cài đặt lại ứng dụng cũng có thể giúp bạn khắc phục được lỗi.

Rất đơn giản, thực hiện theo các bước trong phần hướng dẫn ở trên để xóa bỏ cài đặt ứng dụng. Sau đó mở Google Play Store, tìm, tải và cài đặt ứng dụng một lần nữa.

2.8. Cập nhật phần mềm

Nếu có bất kỳ sự cố nào liên quan đến phần mềm, bạn có thể cài đặt phiên bản mới nhất của phần mềm để khắc phục lỗi. Phiên bản mới sẽ cải thiện hiệu suất tổng thể cho thiết bị của bạn và mức độ bảo mật cũng cao hơn.

Nếu bạn không cho phép tự động cập nhật trên thiết bị Android của bạn, khi đó bạn có thể thực hiện cập nhật bằng tay:

  •  Mở ứng dụng Settings trên thiết bị Android.
  •  Cuộn xuống tìm và nhấn chọn About Device (About Phone, About tablet).
  •  Nhấn chọn Software Update hoặc System update.

Cập nhật phần mềm

2.9. Factory reset

Nếu đã áp dụng tất cả các giải pháp trên mà vẫn không khắc phục được lỗi, khi đó bạn có thể thực hiện Factory reset để khắc phục lỗi.

Lưu ý:

Quá trình Factory Reset sẽ xóa sạch toàn bộ các ứng dụng, thiết lập,... trên thiết bị Android của bạn. Do đó trước khi thực hiện quá trình reset đừng quên tiến hành sao lưu các tập tin, dữ liệu quan trọng trên thiết bị Android của bạn.

  •  Mở ứng dụng Settings.
  •  Tìm và nhấn chọn Backup & Reset.
  •  Tiếp theo nhấn chọn Factory data reset.
  •  Nhấn chọn Reset Phone hoặc Reset Tablet.

3. Làm thế nào để ngăn ứng dụng không bị treo nữa?

Để ngăn ứng dụng không bị treo, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

  •  Không mở, sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc.
  •  Đảm bảo các ứng dụng đã được cập nhật.
  •  Xóa bộ nhớ cache và dữ liệu (với các ứng dụng sử dụng thường xuyên).

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Quan Tri Mang