Sau một thời gian sử dụng, bạn nhận thấy rằng tốc độ điện thoại Android của mình ngày một chậm dần, thậm chí đôi khi còn bị treo, bị đơ,... Để cải thiện tốc độ thiết bị Android cũng như khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số giải pháp trong bài viết dưới đây của Quản trị mạng.
Sau một thời gian sử dụng, các chương trình mà bạn ghi trên bộ nhớ cache ứng dụng trên điện thoại Android sẽ ngày một đầy lên và "ngốn" các nguồn dữ liệu hệ thống, khiến điện thoại Android của bạn ngày một chậm dần.
Do đó để tăng tốc điện thoại Android của mình, bạn nên xóa bộ nhớ cache ứng dụng đi.
1. Mở ứng dụng Settings, sau đó tìm và nhấn chọn Storage để xem chính xác bộ nhớ cache chiếm bao nhiêu dung lượng.
2. Tiếp theo nhấn chọn Cached Data.
3. Nhấn chọn OK để xác nhận xóa.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng ứng dụng thứ 3 như App Cache Cleaner, ứng dụng sẽ tự động xóa bộ nhớ cache trên thiết bị Android của bạn theo một lịch trình cụ thể.
Trên điện thoại Android của bạn có thể cài đặt và chạy hàng tá các ứng dụng, trong đó bao gồm cả các ứng dụng thứ 3… Tuy nhiên nếu không sử dụng đến, bạn nên gỡ bỏ các ứng dụng đó đi, lí do là bởi vì các ứng dụng có thể chạy trên nền background ngay cả khi bạn không mở ứng dụng.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý ở đây là nếu điện thoại Android của bạn không có quyền root, bạn không thể gỡ bỏ các ứng dụng cài đặt sẵn, nhưng bạn vẫn có thể vô hiệu hóa các ứng dụng đó đi để các ứng dụng không thể chạy trên nền background.
1. Mở ứng dụng Settings => Applications => Application Manager.
2. Nhấn chọn thẻ All để xem danh sách tất cả các ứng dụng trên điện thoại của bạn.
3. Nhấn chọn ứng dụng bạn muốn gỡ bỏ.
4. Nhấn chọn Disable hoặc Uninstall. Nếu nhấn chọn Uninstall, sau đó bạn sẽ phải nhấn chọn Disable một lần nữa.
5. Nhấn chọn OK.
Hoặc ngoài ra bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của ứng dụng thứ 3 như Titanium Backup để vô hiệu hóa Bloatware.
Theo mặc định, trình duyệt Chrome chỉ sử dụng 128MB RAM có sẵn, tuy nhiên bạn có thể tăng gấp 4 lần giới hạn đó để sử dụng Chrome nhanh hơn và mượt hơn.
1. Trên trình duyệt Chrome trên thiết bị Android của bạn, điều hướng đến chrome://flags/#max-tiles-for-interest-area hoặc bạn chỉ cần nhập chrome://flags và cuộn xuống cho đến khi bạn tìm thấy mục "Maximum tiles for interest area".
2. Lúc này trên màn hình thiết bị Android sẽ xuất hiện một cửa sổ popup, tại đây bạn nhấn chọn tùy chọn 512.
3. Cuối cùng nhấn chọn Relaunch Now.
1. Mở ứng dụng Settings, sau đó tìm và nhấn chọn tùy chọn About Phone.
2. Tiếp theo trên màn hình About Phone, bạn tìm và nhấn chọn tùy chọn Build number 7 lần. Lúc này bạn sẽ nhận được thông báo nói rằng chế độ Developer Mode đã được kích hoạt.
Nếu chế độ Developer Mode đã được kích hoạt trước, bạn có thể bỏ qua bước này.
3. Trên ứng dụng Settings, bạn tìm tùy chọn Developer Options. Tùy chọn này chỉ xuất hiện sau khi bạn đã kích hoạt chế độ Developer Mode.
4. Tìm và nhấn chọn Window animation scale.
5. Thiết lập Animations là OFF.
6. Thiết lập Transition animation scale và Animation duration scale là OFF.
Để vô hiệu hóa màn hình khóa Animations, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
1. Mở ứng dụng Settings, sau đó tìm và nhấn chọn Lock Screen.
2. Nhấn chọn Unlock effect.
3. Tiếp theo trên cửa sổ popup Unlock effect, bạn nhấn chọn None là xong.
Theo mặc định, nhiều ứng dụng đi kèm với tính năng của App2SD (di chuyển ứng dụng sang thẻ SD). Tính năng cho phép chuyển các tập tin của ứng dụng sang thẻ SD của điện thoại và tạo ra một liên kết mềm cho các tập tin ROM.
Sử dụng tính năng này bạn có thể giải phóng bộ nhớ ROM nhằm tăng hiệu suất của điện thoại nhưng không phải tất cả các ứng dụng đều hỗ trợ tính năng này.
Tuy nhiên nếu điện thoại của bạn sử dụng đã được Root thì bạn có thể di chuyển bất kỳ ứng dụng nào mà mình muốn sang thẻ SD bằng cách sử dụng các ứng dụng chuyên dụng.
Trong trường hợp này DroidSail Super App2SD (ROOT) là một trong những ứng dụng tốt nhất có thể giúp bạn thực hiện điều đó
Theo mặc định, bất kỳ chiếc điện thoại Android nào đều được thiết lập với tần số CPU cụ thể và nó chi phối bởi Kernel trên thiết bị. Có rất nhiều nhà phát triển Android phát triển Kernel của riêng họ cho phép người dùng ép xung CPU.
Nếu điện thoại của bạn bạn cài đặt sẵn Kernel thì có thể ép xung cho CPU của máy, điều đó sẽ giúp tăng xung nhịp CPU cho điện thoại của bạn và làm cho thiết bị của bạn chạy nhanh hơn.
Mỗi một chiếc điện thoại mới được sản xuất đều đi kèm với một bản stock ROM theo mặc định. Tuy nhiên với những bản stock ROM thì người dùng rất khó tối ưu hóa và tùy biến theo khả năng cũng như nhu cầu sử dụng của mình.
Trong khi đó những bản Rom tự chế (Custom Rom) lại được phát triển bởi một cá nhân hoặc một nhóm sử dụng stock ROM, nó đã được tối ưu hóa và hoạt động nhanh hơn với các khả năng mở rộng hơn.
Bạn có thể tìm thấy những Kernel và custom ROM cho điện thoại của mình trên diễn đàn Android XDA nổi tiếng nơi mà có hàng trăm Kernel và ROM tự chế được hỗ trợ với hầu hết các dòng sản phẩm.
Lưu ý:
Các giải pháp 6, 7, 8 áp dụng cho các thiết bị Android đã chiếm quyền.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Quan Tri Mang