Tuy là dòng điện thoại mới nhất của Apple, song iPhone 6S cũng không tránh khỏi những lỗi phổ biến như nhanh hết pin, màn hình cảm ứng lực không chạy hoặc máy bị quá nhiệt. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách khắc phục các lỗi sơ đẳng trên.
Đây là vấn đề khá quen thuộc trên các điện thoại của Apple và iPhone 6s không phải ngoại lệ. Theo BGR, thời lượng pin ngắn, tốc độ sạc chậm có thể coi là điểm tệ nhất trên smartphone này. Mặc dù Apple đã có những cải tiến giúp chip xử lý trên iPhone 6s tiêu thụ ít điện năng hơn, tối ưu hóa iOS 9, song model mới lại có dung lượng pin thấp hơn cả iPhone 6.
Để khắc phục, người dùng hãy kiểm tra xem ứng dụng nào là nguyên nhân gây hao pin nhất. Bằng cách vào Settings > Battery và tìm đến phần Battery Usage, bạn sẽ được liệt kê các phần mềm và mức tiêu hao năng lượng của nó. Hãy gỡ các ứng dụng không cần thiết hoặc tắt đi.
Ngoài ra, thời gian sử dụng pin trên iPhone có thể kéo dài bằng cách tắt quy trình làm mới ứng dụng chạy nền. Truy cập Settings > General> Background App Refresh và chuyển sang trạng thái Off hoặc chỉ để các phần mềm thật sự cần thiết.
Một tính năng mới trên iOS 9 giúp cải thiện thời lượng pin là chế độ Low Power Mode, kích hoạt bằng cách vào Settings > Battery. Lúc này, biểu tượng pin sẽ chuyển sang màu vàng và hiển thị % pin còn lại. Tuy nhiên, iPhone 6s sẽ hạ xung nhịp xử lý, tắt một số tính năng nhằm kéo dài thời gian sử dụng, do đó người dùng có thể thấy máy chạy chậm đi.
Nhiều khách hàng phàn nàn về lỗi này trên trang hỗ trợ của Apple và theo khảo sát của MacRumors với 1.000 thành viên thì có khoảng một nửa trong số đó gặp sự cố iPhone 6s tắt nguồn ngẫu nhiên. Để mở máy lên, người dùng không thể bấm nút nguồn theo cách thông thường mà phải bấm giữ đồng thời cả phím nguồn và nút Home trong 10 giây để iPhone khởi động lại.
Một số chuyên gia cho rằng, vấn đề tắt nguồn ngẫu nhiên trên iPhone 6s đến từ sự cố của iOS 9 nhưng Apple vẫn chưa tung ra bản cập nhật. Cách khắc phục tạm thời là khôi phục lại các thiết lập. Để thực hiện, bạn vào Settings > General > Reset > Reset All Settings. Nếu không được, có thể thử với tùy chọn cài đặt mới iPhone hoặc chạy bản firmware mới hoàn toàn.
Màn hình cảm ứng lực là một trong những cải tiến lớn trên iPhone 6s so với sản phẩm đời trước. Tuy nhiên tính năng này đôi khi không hoạt động và nhận nhiều phàn nàn từ phía khách hàng. Theo BGR, nguyên nhân đến từ phần cứng bên trong thiết bị, do đó cách khắc phục duy nhất là mang máy đến trung tâm bảo hành của Apple.
Tuy nhiên trước đó, người dùng hãy chắc chắn rằng iPhone 6s của bạn đã được bật tính năng 3D Touch. Kiểm tra bằng cách vào Settings > General > Accessibility > 3D Touch và đảm bảo nó không bị vô hiệu hóa. Sau đó bạn ra màn hình chính rồi nhấn mạnh vào một số icon như Phone, Photo... để xem máy có hiện menu phụ không.
Nhiều smartphone cao cấp gặp lỗi nóng máy và iPhone 6s của Apple cũng bị kêu vì vấn đề này. Trên diễn đàn Redit, một vài khách hàng cho biết họ nhận được thông báo điện thoại quá nóng, vì thế thiết bị không hỗ trợ kích hoạt đèn flash LED khi vào phần camera.
Nguyên nhân của vấn đề trên có thể xuất phát từ thiết kế phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên, trước đó người dùng có thể kiểm tra các ứng dụng đã cài trên iPhone 6s bằng cách vào Settings > Battery. Nếu có phần mềm nào trong danh sách Battery Usage chiếm 35-40% nhưng bạn lại ít dùng đến nó, hãy tắt ứng dụng ở chể độ chạy ngầm hoặc gỡ bỏ.
Nếu không gặp các bất thường về pin, hãy vào Settings > General > Reset và chọn Reset All Settings để đưa máy về thiết lập mặc định. Những cách trên không giúp cải thiện tình hình, hãy thử chạy lại phần mềm cho iPhone 6s bằng phiên bản mới nhất.
Theo các báo cáo của 9to5Mac, nhiều người dùng iPhone 6s đang phàn nàn về tình trạng cảm biến vân tay gặp tình trạng quá nóng. Vấn đề cũng được đề cập trong một số chủ đề hỏi đáp trên trang hỗ trợ của Apple.
Tương tự trường hợp với 3D Touch không hoạt động, phím Home trên iPhone 6s quá nóng có thể xuất phát từ sự cố phần cứng. Cách giải quyết tốt nhất là người dùng hãy mang đến cửa hàng mua máy hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng của Apple.
Nguồn: Quan Tri Mang