Với người dùng máy tính hẳn không còn xa lạ với cái tên virus hay malware (phần mềm độc hại), adware... Khi virus hay các phần mềm độc hại tấn công máy tính của bạn sẽ gây ra khá nhiều vấn đề nguy hiểm, do đó các nhà sản xuất phần mềm, ứng dụng đã không ngừng phát triển và cải thiện các ứng dụng diệt virus của mình để cung cấp thêm các lựa chọn mới cho người dùng.
Tuy nhiên việc lựa chọn các ứng dụng diệt virus tốt nhất để bảo vệ thiết bị, máy tính của bạn chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Đặc biệt khi các nhà phát triển ứng dụng không ngừng phát hành các ứng dụng mới, việc lựa chọn lại càng khó, thêm nữa là nhiều người dùng thường thắc mắc vì sao có một số ứng dụng diệt virus hoàn toàn miễn phí, một số khác lại phải trả phí. Có sự khác biệt gì ở đây chăng?
Để hiểu rõ hơn, cũng như lựa chọn phần mềm diệt virus tốt nhất cho máy tính Windows hoặc Mac của bạn, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.
Bạn đang thắc mắc tự hỏi vì sao một số ứng dụng diệt virus như Norton, McAfee hay Kaspersky lại yêu cầu bạn phải trả khoảng 25 - 75$ mỗi năm, trong khi đó là những ứng dụng diệt virus hàng đầu, miễn phí.
Câu trả lời rất đơn giản, khi bạn mất tiền thì mức độ bảo vệ máy tính, thiết bị của bạn sẽ tốt hơn. Các phiên bản, ứng dụng mất tiền bao giờ cũng quét nhanh hơn, kết quả chính xác hơn và hiệu suất tác động đến hệ thống thấp hơn.
Xét về chất lượng, các ứng dụng miễn phí và các ứng dụng trả tiền không khác nhau là mấy. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng ứng dụng mất tiền, bạn nên lựa chọn những ứng dụng trả phí cả năm với mức giá khoảng 20$ hoặc ít hơn.
Bạn có thể tham khảo ứng dụng McAfee Total Protection 2016 trên Amazon có giá là 19,99$. Vị chi mỗi tháng bạn chỉ cần trả ít hơn 2$ mà thôi.
Khi sử dụng, ứng dụng này sẽ bảo về tất cả các thiết bị tương thích của bạn. Mặc dù phiên bản McAfee Total Protection 2016 dành cho iOS không quét virus, lí do là bởi vì Apple không cho phép các nhà phát triển ứng dụng truy cập quá nhiều vào hệ điều hành.
Ngoài ra, còn thêm các vấn đề bảo mật. Malware – các phần mềm độc hại đi kèm trong rất nhiều thứ, từ các phần mềm quảng cáo lừa đảo (phishing scam) và các ứng dụng diệt virus để loại bỏ chúng....
Ví dụ, các nhà cung cấp các ứng dụng diệt Malware (phần mềm độc hại) lớn duy trì cơ sở dữ liệu URL của trang web bằng cách gắn cờ để làm dấu hiệu nhận biết nghi ngờ hoặc là kẻ địch.
Việc duy trì các cơ sở dữ liệu không đơn giản như bạn vẫn nghĩ, công việc đó khá tốn thời gian và tiền bạc, do đó trong những phiên bản ứng dụng miễn phí bạn không được cảnh báo các phần mềm độc hại (phishing).
Ngoài ra, rất khó để phát triển một công cụ quét các phần mềm độc hại trong khi chưa thể kết luận chính xác vị trí phần mềm độc hại tấn công.
Tuy nhiên với những phiên bản mất phí, mức độ thông minh của các ứng dụng bao giờ cũng cao hơn so với những phiên bản miễn phí. Vì thế bạn nên cân nhắc lựa chọn giữa phiên bản miễn phí và phiên bản mất phí, cái nào bảo vệ thiết bị của bạn an toàn hơn.
Tất cả các nhà cung cấp phần mềm bảo mật lớn đều cung cấp phiên bản dùng thử phần mềm của họ, do đó bạn có thể dùng thử và quyết định xem phần mềm đó có cần thiết với bạn hay không?
Việc updates (cập nhật) hệ điều hành và phần mềm của bạn là một trong những giải pháp tuyệt vời nhất để loại bỏ các phần mềm độc hại (malware).
Lưu ý: Bạn cần giữ lại ứng dụng diệt virus hiện tại để đảm bảo rằng bạn sẽ cập nhật đúng phiên bản ứng dụng đó mới nhất.
Các nhà sản xuất ứng dụng bảo mật đang chuyển sang cơ chế phát hành các ứng dụng của họ luân phiên thay vì phát hành mỗi năm một ứng dụng. Bạn không còn phải chờ đợi để mua một phiên bản mới mỗi năm, cũng không phải "đợi dài cổ" các tính năng mới quan trọng nữa. Chỉ cần đăng ký, bạn sẽ nhận được các phiên bản mới nhất.
Một tính năng mà bạn không nhìn thấy thường xuyên đó là mật khẩu bảo vệ các ứng dụng. Mật khẩu có thể ngăn chặn người khác không thể truy cập các thiết lập của bạn. Đây cũng là chìa khóa để xác nhận việc bạn muốn vô hiệu hóa hoặc gỡ bỏ cài đặt phần mềm.
Rất nhiều Malware (phần mềm độc hại) cố gắng vô hiệu hóa bảo mật của bạn, trong đó có cả mật khẩu. Thông thường Norton và McAfee được tích hợp thêm tính năng này, tuy nhiên theo mặc định tính năng này bị vô hiệu hóa, do đó bạn phải kích hoạt.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khi cài đặt một số phần mềm khác bạn phải tạm dừng quá trình quét các phần mềm độc hại (malware). Các ứng dụng cần truy cập hệ điều hành ở mức độ thấp có thể bị chặn bởi phần mềm chống Malware.
Khi cài đặt một ứng dụng diệt virus mới thì trên ứng dụng diệt virus cũ của bạn sẽ xuất hiện một lá cờ màu đỏ. Các file không được công nhận có phần mở rộng file là EXE có thể hoàn toàn bị xóa bỏ bởi ứng dụng chống Malware (phần mềm độc hại) khi bạn cố gắng mở ứng dụng.
Một số ứng dụng chống Malware chỉ có bộ chuyển đổi ON-OFF để tạm dừng quá trình quét phần mềm độc hại.
Tuy nhiên với các phiên bản cao cấp hơn như Kaspersky, Norton và McAfee cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn, chẳng hạn như tự động quay trở lại ứng dụng sau một khoảng thời gian, trong một trường hợpchẳng hạn như bạn quên.
Theo quy tắc, phần mềm diệt virus là "thiết lập và quên nó đi" (set it and forget it): Bạn cài đặt các ứng dụng, và nó hoạt động trên nền background. Nếu bạn muốn tùy chỉnh tùy chọn quét theo ý muốn của mình, có thể truy cập ứng dụng và thiết lập lại.
Hầu như các ứng dụng chống phần mềm độc hại (malware) thường xóa một số tài liệu trên trang Web.
Ưu và nhược điểm của cách này là:
Giúp giao diện người dùng tinh gọn hơn (lean), có thể hiểu là bạn có thể duyệt giải thích mà không cần phải cài đặt bất cứ phần mềm nào.
Tuy nhiên, điểm hạn chế là bạn không thể truy cập các thông tin nếu bạn bị chặn ẩn.
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ!
Nguồn: Quan Tri Mang