Facebook là một trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay với hơn 500 triệu người dùng. Do đó việc các hacker tấn công tài khoản Facebook của người dùng là điều không có gì phải bàn cãi.
Các hacker có thể tấn công tài khoản Facebook của bạn thông qua nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như tấn công địa chỉ email bạn sử dụng để tạo tài khoản Facebook, Phishing…. Để hiểu rõ hơn về cách thức mà các hacker sử dụng để tấn công tài khoản Facebook của bạn cũng như các giải pháp để ngăn chặn quá trình này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.
Nếu chẳng may tài khoản Facebook của bạn có bị hack, bạn có thể tham khảo một số cách lấy lại tài khoản Facebook bị hack của mình tại đây.
Tất cả những gì mà một hacker cần có đó là tên của bạn, sau đó truy cập profile để tìm địa chỉ email mà bạn sử dụng để tạo tài khoản Facebook và tiến hành các bước để tấn công tài khoản Facbook của bạn.
Về vấn đề mật khẩu, nếu bạn tạo mật khẩu yếu, khi đó các hacker sẽ dễ dàng đoán ra được mật khẩu hoặc có thể trả lời các câu hỏi bảo mật để lấy mật khẩu tài khoản Facebook của bạn.
Để bảo vệ địa chỉ email của bạn an toàn, thực hiện theo các bước dưới đây:
1. Ẩn địa chỉ Email của bạn với mọi người bằng cách truy cập Edit profile => Contact Information => chọn biểu tượng bên cạnh địa chỉ email => chọn Only me (chỉ mình tôi).
2. Thay đổi địa chỉ email chính của bạn bằng một địa chỉ email khác mà chỉ có bạn biết bằng cách truy cập Account Settings => Email => Thay đổi địa chỉ email chính của bạn bằng một địa chỉ email mới chỉ có bạn biết và xóa địa chỉ email trước đi.
3. Để tăng cường thêm độ bảo mật, trên trang Account Settings đánh tích chọn Secure browsing và Send me an email when a new computer or mobile device logs into this account, sau đó click chọn Save.
Phishing là một trong những cách đơn giản nhất để "đánh lừa" người dùng cung cấp các thông tin đăng nhập của họ.
Tất cả những gì các hacker cần làm là thiết lập một trang web tương tự như thiết kế trang chủ Facebook, đính kèm server sided script (ngôn ngữ kịch bản trên server) để theo dõi tên người dùng (username) và mật khẩu đăng nhập lưu trữ trong 1 đăng nhập của họ. Gửi cho người dùng các email nói rằng có ai đó đã tag họ vào một bức ảnh nào đó trên Facebook và gửi cho người dùng một liên kết chứa phising.
Trong một số trường hợp, một số ứng dụng spam Facebook như các ứng dụng nói cho bạn biết ai là người đã xem profile Facebook của bạn... sẽ tự động gửi các link đến các trang web lừa đảo. Đây là một xu hướng mới mà các phisher sử dụng để "đánh cắp" thông tin đăng nhập của người dùng.
Tất cả những gì bạn cần làm là “tránh xa” các đường link "lạ". Thêm nữa trước khi tiến hành đăng nhập cần kiểm tra URL trên thanh địa chỉ.
Tránh xa các trang web và blog yêu cầu đăng nhập thông qua tài khoản Facebook của bạn. Thay vào đó chỉ đăng nhập duy nhất trên trang chủ Facebook. Trong quá trình tìm kiếm, luôn luôn sử dụng Safe Search (tìm kiếm an toàn).
Keylogger là một dạng virus, là một chương trình máy tính ban đầu được viết nhằm mục đích theo dõi và ghi lại mọi thao tác thực hiện trên bàn phím vào một tập tin nhật ký (log) để cho người cài đặt nó sử dụng.
Để ngăn chặn keylogger, cách tốt nhất là cài đặt một chương trình diệt virus "hiệu quả" trên máy tính của mình và cập nhật thường xuyên. Đừng bao giờ click chuột vào bất cứ một liên kết "lạ" nào và tránh tải các phần mềm không rõ nguồn gốc về máy và cài đặt.
Ngoài ra tránh cài đặt các toolbar miễn phí và các phần mềm spam khác. Luôn luôn "quét" ổ USB và Pendrive trước khi cắm vào máy tính sử dụng.
Social Engineering là phương pháp phi kỹ thuật đột nhập vào hệ thống hoặc mạng công ty. Đó là quá trình đánh lừa người dùng của hệ thống, hoặc thuyết phục họ cung cấp thông tin có thể giúp chúng ta đánh bại bộ phận an ninh
Social Egineering liên quan đến việc sử dụng bất kỳ một thủ thuật nào đó để đánh lừa người dùng vào điểm dễ bị khai thác. Điều này liên quan đến việc gửi các email giả mạo từ Facebook, thông báo cho bạn rằng để thay đổi mật khẩu của bạn thành 12345678 bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi bảo mật....
Sử dụng các câu hỏi bảo mật khó và tốt nhất là đừng bao giờ tiết lộ câu trả lời cho bất kỳ một người nào. Thêm nữa một điều mà bạn cần chú ý là Facebook hay bất kỳ một công ty nào khác sẽ chẳng bao giờ yêu cầu bạn thay đổi mật đăng nhập của mình thành chuỗi mật khẩu 12345678 hoặc các mật khẩu tương tự.... Do đó hãy luôn suy nghĩ cẩn thận trước khi thực hiện bất cứ yêu cầu nào từ Facebook.
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ!
Nguồn: Quan Tri Mang