Ngay sau khi tung bản hệ điều hành Windows 10 ra mắt thị trường, Microsft hứa hẹn mang tới người dùng nhiều tính năng nâng cấp, giúp bạn có thêm trải nghiệm độc đáo khi sử dụng phiên bản Windows 10 mới này. Để có thể nâng cấp lên Win 10, chúng ta có thể sử dụng file tải .ISO hoặc nâng cấp trực tiếp từ Internet. Tuy nhiên, với trường hợp nâng cấp bằng Internet sẽ không có file ISO. Vì vậy, phương án nâng cấp hiệu quả nhất và mang tính ổn định đó là tải file .ISO. Đây cũng là phương pháp nâng cấp lên Windows 10 mà chúng tôi hướng dẫn bạn trong bài viêt dưới đây:
Để có thể nâng cấp lên bản Win 10, hệ điều hành hiện tại mà bạn đang sử dụng Win 7 hoặc Win 8/8.1 bắt buộc đã được kích hoạt bản quyền.
Tại My Computer hoặc This PC, bạn nhấp chuột phải và chọn Properties.
Xuất hiện cửa sổ System. Tại đây sẽ có những thông tin quan trọng gồm phiên bản Windows 7 Professional đang dùng, hệ điều hành System type: 32-bit Operation System, Windows is activated đã kích hoạt bản quyền cho máy tính.
Lưu ý, với những máy nào chưa được kích hoạt bản quyền thì bạn phải kích hoạt mới có thể thực hiện những bước tiếp theo.
Trước hết, bạn cần chọn phiên bản Windows 10 phù hợp với Windows đang dùng và có cùng số bít với phiên bản Windows. Trong trường hợp này vì máy tính đang sử dụng Windows 7 Professional 32 bit nên sẽ tải bản Windows 10 Pro 32-bit.
Bạn thực hiện theo bài hướng dẫn Đã có cách tải file ISO của Windows 10 từ Microsoft? để tải file ISO về máy.
Sau khi đã tải file .ISO về , bạn hãy đổi tên file thành tên phiên bản Windows 10 chẳng hạn như Windows 10 Pro 32-bit và di chuyển tới ổ đĩa trong máy tính để dễ quản lý.
Với Windows 8/8.1 chúng ta chỉ cần click đúp vào file .ISO cài Windows 10 để máy tính tự tạo ổ đĩa trong My Computer.
Với Windows 7, bạn hãy tải phần mềm Virtual Clone Drive theo link dưới đây và cài đặt chương trình trên máy tính.
Virtual Clone Drive cài đặt đơn giản và nhanh chong, không kèm theo các phần mềm thứ 3 hay chương trình virus nào khác.
Sau khi cài đặt phần mềm thành công, nhấn vào file .ISO và chọn Open with rồi chọn tiếp Mount Files With Virtual Clone Drive.
Lưu ý, nếu không thấy tùy chọn này bạn hãy khởi động lại máy tính để có thể thực hiện tiếp tục.
Ngay sau đó, bạn vào My Computer sẽ thấy xuất hiện 1 ổ đĩa ảo giống Windows 8 hoặc 8.1.
Lưu ý, trước khi tiến hành nâng cấp hệ điều hành bạn hãy tắt kết nối Internet hoặc Wifi.
Tại My Computer, bạn mở ổ đĩa ảo vừa tạo bên trên. Tìm và mở file setup để cài đặt.
Xuất hiện cửa sổ Windows setup, bạn chọn Not right now, bỏ tích I want to help make the installation of Windows better và nhấp vào Next.
Sau bước trên nếu máy tình bắt nhập mã kích hoạt là do máy tính chưa active hoặc tải sai phiên bản file .ISO cài Windows, tương ứng với hệ điều hành đang dùng. Bạn cần phải active máy tính hoặc tải lại file.ISO cho chuẩn.
Tiếp theo, chúng ta nhấn chọn Accept.
Tại đây, bạn nhấp vào Change What to keep để vào thiếp lập.
Tiếp theo sẽ có 3 tùy chọn để người dùng có thể lựa chọn theo mục đích sử dụng.
Ngay sau khi cài đặt ổ đĩa C với cả 3 tùy chọn đều sẽ xuất hiện file Windows.old chứa hệ điều hành cũ. Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, chúng ta có thể thực hiện theo bài hướng dẫn Làm thế nào để xóa thư mục Windows.old trên Windows 10?. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài Hướng dẫn xóa thư mục Windows.old trên Windows 7/8/8.1?.
Chúng tôi sẽ chọn lực chọn đầu tiên Keep personal fles, apps, and Windows settings. Sau đó nhấn chọn Next:
Sau đó, chúng ta chọn Install để tiến hành cài đặt.
Việc tiếp theo là ngồi chờ máy tính hoàn thành xong việc cài đặt.
Quá trình cài đặt sẽ trải qua 3 công đoạn: Copying files, Installing features and drivers và Configuring settings. Máy tính sẽ khởi động lại khoảng 3-4 lần nên bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé.
Thao tác thực hiện tiếp theo này sẽ có sự khác biệt giữa 3 lựa chọn bên trên.
Bước 1:
Xuất hiện cửa sổ mới yêu cầu nhập mật khẩu tài khoản Windows cũ. Nếu không có để trông và nhấn Next.
Bước 2:
Chọn Use Express settings.
Sau đó chọn Next.
Bước 3:
Cuối cùng bạn chỉ cần chờ đợi quá trình cài đặt hoàn thành là đã có thể sử dụng máy tính cài phiên bản Windows 10 rồi đó.
Bước 1:
Tại cửa sổ mới, bạn điền các mục theo hình dưới. What time zone are you in? bạn chọn (UTC +07:00) Bangkok, Hanoi, Jakata là chọn múi giờ Việt Nam. Sau khi chọn xong bạn nhấp vào Next.
Bước 2:
Nếu máy tính bạn có Wifi thì sẽ có thông báo như hình dưới. Nếu không có Wifi thì sẽ không hiện lên. Ở đây bạn chọn Skip this step.
Bước 3:
Nhấn Chọn Use Express settings.
Bước 4:
Ở phần tạo tài khoản, ô đầu tiên là tên tài khoản, ô thứ 2 bạn điền mật khẩu, ô thứ 3 bạn nhập lại mật khẩu lần nữa, ô thứ 4 điền gợi ý mật khẩu và dòng này sẽ hiển thị lên khi bạn điền sai mật khẩu lúc đăng nhập máy tính. Nếu bạn không muốn đặt mật khẩu bạn có thể bỏ trống các ô 2, 3, 4. Sau đó bạn chọn Next.
Cuối cùng chúng ta chờ đợi quá trình cài đặt xong phiên bản Windows 10 tương tự như lựa chọn bên trên là xong.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Nguồn: Quan Tri Mang