lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Hướng dẫn phát WiFi bằng Laptop với phần mềm Wi-Host

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
@media (min-width:640px){ #adsarticletop.adbox{margin:0 20px 10px 0;width:336px; max-width:100%;height:280px; float:left} }

Có khá nhiều phần mềm hỗ trợ người dùng chia sẻ mạng kết nối WiFi từ Laptop tới các thiết bị xung quanh, Wi-Host là một trong số đó. Phần mềm có cách sử dung khá đơn giản, dễ cài đặt và sử dụng. Đặc biệt có thể tương thích với hệ điều hành Windows 10. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước thiết lập Laptop của mình trở thành trạm WiFi di động, có thể chia sẻ tới mọi thiết bị từ điện thoại đến Laptop khác.

Bước 1:

Tải phần mềm Wi-Host về máy tính và giải nén. Trong file có chứa 2 tùy chọn khác nhau dành cho các hệ điều hành khác nhau gồm: Windows Vista trở lênWindows 8 trở lên. Bạn hãy tích vào thư mục dành cho phiên bản hệ điều hành máy tính đang dùng.

Lưu ý: Wi-Host không hỗ trợ cho Windows XP.

Wi-Host

Bước 2:

Để sử dụng phần mềm, chúng ta chạy chương trình dưới quyền quản lý (administrator) của Windows. Do vậy, bạn kích chuột phải vào file Wi-Host.exe, sau đó chọn Run as administrator từ cửa sổ menu bật mở.

Wi-Host

Bước 3:

Tiếp theo, để kiểm tra máy tính của mình có được hỗ trợ tính năng phát Wi-Fi hay không, bạn kích vào nút Hosted Netword Supported trên giao diện chính của chương trình.

Wi-Host

Bước 4:

Nếu máy tính của bạn có hỗ trợ tính năng này sẽ xuất hiện cửa sổ mới. Nhấn OK.

Wi-Host

Bước 5:

Tại giao diện chính của phần mềm, bạn chọn phần Setup Hosted Network hoặc nhấn vào tab Setup New Hosted Network để thiết lập trạm phát Wi-Fi.

Wi-Host

Bước 6:

Giao diện mới xuất hiện. Tại đây chúng ta sẽ tạo tên cho mạng Wi-Fi chia sẻ tới mọi người tại ô New Network Name (SSID). Nhập Password tại phần Hosted Netword key.

Lưu ý: mật khẩu cần phải dài hơn 8 ký tự.

Sau khi điền xong, bạn nhấn vào phần Setup Network để hoàn tất các bước thiết lập.

Wi-Host

Bước 7:

Ngay sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo hoàn tất quá trình thiết lập cho Wi-Fi chia sẻ, với tên và mật khẩu bạn vừa đặt. Nhấn OK để tiếp tục.

Wi-Host

Một hộp thoại mới xuất hiện sẽ hỏi bạn có muốn bắt đầu phát Wi-Fi từ máy tính hay không, nhấn Yes để đồng ý.

Wi-Host

Bước 8:

Sau khi đồng ý phát Wi-Fi, hộp thoại mới sẽ xuất hiện yêu cầu người dùng hoàn tất bước cuối cùng, trước khi biến máy tính thành trạm phát mạng.

Theo mặc định, Windows không cho phép máy tính chia sẻ mạng Internet do tính bảo mật. Vì thế, người dùng phải tự kích hoạt tính năng chia sẻ Internet trên máy tính để cho phép các thiết bị có thể kết nối Wi-Fi do máy tính phát ra. Tại giao diện hộp thoại mới này, bạn sẽ nhấn vào mục Open Network Connections.

Wi-Host

Bước 9:

Tại giao diện Network Connections, bạn tìm đến biểu tượng mạng có tên trùng với tên mà bạn đã đặt. Kích chuột phải và chọn Properties.

Wi-Host

Bước 10:

Một cửa sổ mới mở ra, chúng ta chọn tab Sharing và tích vào mục Allow other network users to connect through this computer's Internet connection. Nhấn OK để lưu lại.

Wi-Host

Như vậy các máy tính khác đã có thể bắt được mạng Wi-Fi phát ra từ Laptop của bạn.

Wi-Host

Quá trình thiết lập phần mềm Wi Host khá đơn giản và nhanh chóng. Chỉ cần một máy tính và cài đặt Wi-Host, mọi thiết bị khác đều có thể bắt được Wi-Fi từ chính laptop của bạn phát ra.

Tham khảo thêm các bài sau đâu:

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Nguồn: Quan Tri Mang