lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Thủ thuật ngăn Windows tự động update các driver cụ thể

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
@media (min-width:640px){ #adsarticletop.adbox{margin:0 20px 10px 0;width:336px; max-width:100%;height:280px; float:left} }

Trên hệ điều hành Windows, đặc biệt là Windows 10 thường tự động cài đặt update driver (cập nhật driver) cho các phần cứng ngay cả khi được yêu cầu hay không yêu cầu. Nếu không muốn tự động cập nhật dirver, bạn có thể tiến hành chặn ngăn Windows tự động update driver. Nếu đang sử dụng Windows phiên bản Pro hoặc Enterprise, bạn có thể sử dụng Group Policy Editor để ngăn Windows tự động update driver.

ngăn Windows tự động update driver

Bước 1: Tìm IDs phần cứng của thiết bị trên Device Manager

Bước đầu tiên mà bạn cần làm là tiến hành tìm IDs phần cứng (Hardware IDs) của thiết bị mà bạn muốn chặn cập nhật (updates) trên Device Manager.

Để làm được điều này, bạn click chọn Start, sau đó nhập device manager vào khung Search trên Start Menu rồi nhấn Enter hoặc click chọn Device Manager.

Device Manager

Trên cửa sổ Device Manager, tìm thiết bị mà bạn muốn chặn cập nhật (updates). Kích chuột phải vào thiết bị rồi chọn Properties.

chọn Properties

Tiếp theo trên cửa sổ Properties, bạn click chọn thẻ Details.

chọn thẻ Details

Từ Menu Property, bạn chọn Hardware IDs để hiển thị IDs liên quan đến thiết bị.

chọn Hardware IDs

Cuối cùng tiến hành Note lại các IDs này bằng cách sao chép và dán vào Notepad, sau đó lưu file Notepad để sử dụng sau.

Bước 2: Ngăn cài đặt và update thiết bị trên Group Policy Editor

Bây giờ bạn đã có trong tay IDs phần cứng, bước tiếp theo bạn cần làm là sử dụng Group Policy Editor để thực hiện thay đổi.

Lưu ý rằng Group Policy Editor chỉ sử dụng được trên phiên bản Windows Pro hoặc Enterprise. Phiên bản Windows Home không có Group Policy Editor.

Đầu tiên đăng nhập tài khoản Admin của bạn và mở Group Policy Editor bằng cách click chọn Start, sau đó nhập gpedit.msc vào khung Search rồi nhấn Enter.

mở Group Policy Editor

Trên cửa sổ Group Policy, ở khung bên trái, mở rộng:

Computer Configuration > Administrative Templates > System > Device Installation > Device Installation Restrictions

Ở khung bên phải, bạn tìm mục Prevent installation of devices that match any of these devices IDs và kích đúp chuột vào đó.

tìm mục Prevent installation of devices that match any of these devices IDs

Trên cửa sổ Prevent installation of devices that match any of these devices IDs, bạn chọn tùy chọn Enabled rồi click chọn nút Show.

chọn Enabled

Tiếp theo trên cửa sổ Show Contents bạn tiến hành thêm IDs phần cứng của thiết bị. Bạn chỉ có thể thêm từng ID một, do đó bạn có thể sao chép từng ID một và dán vào các dòng có sẵn tại khung Value. Sau khi đã thêm tất cả ID phần cứng, bạn click chọn OK.

khung Value

Lưu ý rằng bạn đang chặn cập nhật (updates) cho nhiều hơn một thiết bị, do đó bạn có thể thêm các ID phần cứng trên cửa sổ Show Content cho đến khi hoàn tất.

Trở lại trang Policy, bạn đánh tích chọn Also apply to matching devices that are already installed rồi click chọn OK.

đánh tích chọn Also apply to matching devices that are already installed

Bước tiếp theo là thoát khỏi Group Policy Editor.

Bạn có thể kiểm tra các thiết lập mới bằng cách thử cài đặt update một driver. Hoặc cách đơn giản hơn là truy cập lại Device Manager để xem các thay đổi. Trên cửa sổ chính Device Manager, bạn sẽ nhìn thấy thiết bị mà bạn đã chặn được liệt kê trong phần Other devices với một biểu tượng cảnh báo.

Nếu bạn mở trang thuộc tính của thiết bị, bạn có thể nhìn thấy cài đặt đã bị cấm bởi chính sách hệ thống.

kiểm tra các thiết lập mới

Ngoài ra, Windows Update vẫn có thể tải về bản cập nhật driver mới cho thiết bị. Tuy nhiên nó sẽ không thể cài đặt cập nhật driver này, thay vào đó nó sẽ hiển thị thông báo lỗi cài đặt trên cửa sổ Windows Updates.

Giả sử trong trường hợp nếu muốn cho phép update (cập nhật) thiết bị một lần nữa, bạn có thể mở Group Policy Editor và tiến hành vô hiệu hóa Policy. Bạn sẽ phải làm điều này ngay cả khi bạn chỉ muốn cho phép cập nhật một driver.

Cảnh báo, nếu bạn vô hiệu hóa policy (hoặc thiết lập là "Not Configured"), tất cả các ID phần cứng mà bạn đã thêm vào policy sẽ bị xóa sạch. Nếu bạn muốn kích hoạt lại policy một lần nữa, bạn sẽ phải nhập lại tất cả các ID phần cứng.

Điều này đặc biệt quan trọng cần lưu ý nếu bạn nhập ID phần cứng cho nhiều thiết bị. Nếu bạn muốn kích hoạt lại bản cập nhật cho chỉ một thiết bị, tốt nhất là  xóa policy và xóa bỏ ID phần cứng cụ thể của driver này.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Quan Tri Mang