lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

11 điều mà các lập trình viên cần nhớ khi muốn phát triển ứng dụng di động

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
@media (min-width:640px){ #adsarticletop.adbox{margin:0 20px 10px 0;width:336px; max-width:100%;height:280px; float:left} }

Bạn có ý tưởng muốn phát triển một ứng dụng di động? Tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn đã biết cách làm chưa? Những yếu tố quan trọng nào cần cân nhắc trước khi bắt đầu và làm thế nào để ứng dụng của bạn không bị "chết yểu"? Đây là những câu hỏi hiển nhiên mà bất cứ nhà phát triển (Developer) nào cũng phải tự hỏi chính mình trước khi ra quyết định lập trình một ứng dụng dành cho điện thoại.

Dưới đây là vài con số thống kê được trang web Devsaran tổng hợp giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường di động đang phát triển như thế nào?

  • Có khoảng 4,43 tỷ người dùng di động trên toàn thế giới vào năm 2015 và con số này có khả năng sẽ đạt khoảng 5,07 tỷ người đến năm 2019.
  • Có khoảng 1,6 triệu ứng dụng Android trên Google Play Store.
  • Có khoảng 1,5 triệu ứng dụng dành cho các thiết bị iOS trên cửa hàng ứng dụng của Apple.

Phát triển ứng dụng

Những con số thống kê trên cho thấy rằng nhu cầu về smartphone và các ứng dụng dành cho di động đang liên tục tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng của các app mobile hoàn toàn không tương ứng với các số liệu này. Thực tế, các nhà phát triển cần phải đảm bảo rằng ứng dụng của mình hữu ích, dễ sử dụng và trên tất cả là đáp ứng được nhu cầu mà các user mong đợi.

Dưới đây là 11 lời khuyên hữu ích mà các Developer cần cân nhắc trước khi bắt tay vào phát triển ứng dụng, kể cả Windows Phone, Android hay iOS.

1. Nghiên cứu kỹ về thị trường

Trước khi bắt đầu phát triển một ứng dụng và tính tới chuyện đưa sản phẩm của mình ra thị trường thì bạn nên thực hiện một cuộc khảo sát về thị trường thật kỹ lưỡng. Phân tích kỹ Market hiện tại sẽ giúp bạn có được Insight (sự thật ngầm hiểu) về các đối thủ cạnh tranh hiện tại, chiến lược, điểm mạnh và điểm yếu của họ; đồng thời, tránh được việc lặp lại các sai lầm mà đối thủ đã gặp phải.

Ngoài đối thủ cạnh tranh thì quá trình nghiên cứu cũng cần được tiến hành với khách hàng thông qua việc thu thập các phản hồi (feedback) và đánh giá (review) của họ khi sử dụng ứng dụng. Các review này có thể giúp bạn nắm được người dùng đang thích gì và không thích gì đối với từng loại ứng dụng.

Lập trình ứng dụng

Hãy đảm bảo chắc chắn là bạn đã có những ghi chú quan trọng về tình hình thị trường và giải quyết đúng vấn đề mà người dùng đang gặp phải. Làm được điều này tốt thì bạn sẽ có cơ hội giành được khách hàng từ tay các nhà phát triển khác.

2. Hiệu quả

Một "câu thần chú" dành cho bạn đó là "Nếu bạn đang làm gì đó thì hãy làm nó với sự đảm bảo rằng sẽ đạt được 100% hiệu quả và chính xác, bằng không thì đừng làm". Đây là thứ mà người dùng luôn mong đợi ở mỗi ứng dụng.

Mặc dù một nửa dân số Mỹ đều sở hữu một chiếc smartphone nhưng điều này không có nghĩa là họ tự nhiên biết cách sử dụng chúng. Vì lý do này, mà các ứng dụng di động cần đơn giản nhất có thể để đảm bảo rằng "newbie" cũng biết cách sử dụng - Andrew Schrage, Money Crashers Personal Finance.

Hiệu quả ở đây cũng bao gồm hiệu quả về dữ liệu. Những ứng dụng smartphone sử dụng dữ liệu 3G hoặc 4G vượt quá mức cho phép nhiều khả năng chỉ được tải xuống một lần và sau đó, bị "bỏ rơi" mãi mãi. Nếu không muốn sản phẩm của mình cũng bị rơi vào tình huống như vậy thì hãy đảm bảo app đó thân thiện với dữ liệu di động tốt nhất có thể, không chiếm dụng quá nhiều đa ta khi chạy nền và tối ưu hóa đối với hầu hết các dòng máy.

Một khi đã có bản nháp thiết kế, hãy đưa chúng cho các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè – những người "mù" công nghệ xem và đưa ra nhận xét. Liệu app của bạn có trực quan, thân thiện không? Liệu các nút trên màn hình có đủ lớn và dễ nhìn không? Các thuật ngữ có dễ hiểu không? Hãy ghi chú lại và tập trung vào những điểm hạn chế của ứng dụng – những người dùng mới sẽ bỏ đi rất nhanh nếu sản phẩm của bạn quá phức tạp, khó hiểu và thiết kế rối rắm - Kelly Azevedo, She's Got Systems.

3. Tạo ra điều gì đó khác biệt

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các nhà hàng mới mở gần đây trong khu vực mình đang sống hoặc một nơi nào đó lại tạo ra cảm giác thú vị đến vậy? Tạo sao mọi người lại thích ghé thăm các nhà hàng và địa điểm mới? Đơn giản là vì họ thích tìm kiếm những điều mới mẻ và khác biệt. Đó chính là bản chất của con người – luôn có xu hướng nhàm chán một thứ gì đó rất dễ dàng và nhanh chóng.

Điều này cũng đúng với các ứng dụng di động, nhất là khi hiện nay có hàng triệu ứng dụng di động trên cửa hàng và nhiều trong số đó cùng mang lại những tính năng tương tự. Người dùng luôn muốn được phục vụ một điều gì đó khác biệt. Do vậy, điều bạn cần nhớ là luôn tạo ra lợi ích vượt trội để có thể giữ chân người dùng lâu hơn những sản phẩm đã được tung ra trước đó.

4. Đừng bắt người dùng phải chờ đợi

Yêu cầu người dùng chờ đợi trong khi ứng dụng đang tải là dấu hiệu "báo tử" bởi vì họ sẽ nghĩ rằng ứng dụng của bạn gặp trục trặc ở khâu nào đó. Đồng thời, ấn tượng tiêu cực ngay từ lúc bắt đầu này cũng khiến cho các trải nghiệm (User Experience) sau đó cũng không mấy tốt đẹp.

Ứng dụng

Để tránh tạo ra cảm giác này cho người dùng thì hãy thử sử dụng các thanh trạng thái/chỉ số (Indicator) Loading hoặc các hiệu ứng động nhằm đảm bảo rằng ứng dụng của bạn vẫn đang chạy và người dùng sẽ hiểu rằng họ cần phải chờ để app kết nối với hệ thống. Một thanh chỉ số vẫn là đề xuất tốt hơn dành cho các nhà phát triển.

5. Đặt giá ứng dụng phù hợp

Giá là một trong những yếu tố cốt lõi và khó khăn nhất mà các Developer không nên bỏ qua. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, bị tác động bởi rất nhiều yếu tố nhỏ khác và cũng được xem như là yếu tố đầu tiên mà rất nhiều người dùng cân nhắc khi quyết định liệu có nên mua một ứng dụng hay không. Trong nhiều trường hợp thì app miễn phí vẫn được chú ý hơn là app có phí, bất kể sự sự khác biệt về chất lượng và trải nghiệm.

6. Biết rõ người dùng mục tiêu

Xác định rõ đối tượng mục tiêu rất quan trọng vì người dùng có tác động rất lớn tới quá trình phát triển app. Tất cả các câu hỏi như ai sẽ là người dùng sử dụng, họ sẽ nhận được lợi ích gì và đối tượng nào sẵn sàng chi trả cho các gói Premium của bạn là những câu hỏi cần có đáp án ngay từ đầu. Nếu đáp ứng được đúng mong đợi của người dùng thì sản phẩm nhiều khả năng sẽ được ưa chuộng.

7. Hãy bắt đầu với một nền tảng và sau đó, mở rộng ra các nền tảng khác

Người dùng

Một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà các Dev nên trả lời trước khi phát triển ứng dụng là liệu rằng app đó sẽ có mặt trên bao nhiêu nền tảng (Platform)? Tốt nhất là hãy bắt đầu chiếm lĩnh một hệ điều hành (OS) trước và khi đã thành công, hãy tiếp tục mở rộng ra các platform khác.

Mỗi ngày, người dùng truy cập vào các ứng dụng trên nhiều thiết bị - desktop, web, di động và máy tính bảng . Do vậy, hãy đảm bảo app của bạn có sẵn trên tất cả các nền tảng này với đầy đủ chức năng và sự thuận tiện khi sử dụng – Clay Hebert, Spindows.

8. Tập trung vào chiến lược marketing

Xây dựng được một chiến lược marketing tốt trước thời điểm ra mắt là yếu tố quyết định liệu rằng app có nhận được những phản hồi tích cực từ phía người dùng và có bao nhiêu user muốn trải nghiệm thử. Tuy nhiên, đây cũng là điểm mà rất nhiều lập trình viên ứng dụng di động thất bại do họ thiếu kiến thức và khả năng nắm bắt thị trường.

Về mặt logic thì quá trình marketing, quảng cáo ứng dụng nên được thực hiện khoảng 2-3 tuần trước khi app chính thức ra mắt.

9. Kiểm thử (Test) ứng dụng trước khi ra mắt

Test ứng dụng (kiểm thử ứng dụng) là khâu không thể thiếu mà các nhà phát triển cần lưu tâm. Bạn cần trải nghiệm sản phẩm của mình trước người dùng để kiểm tra liệu rằng các thành phần có hoạt động đúng chức năng và mong đợi.

Lập trình ứng dụng

Testing trong ứng dụng di động là một lĩnh vực khá mới nhưng nó có thể tạo ra tác động vô cùng mạnh mẽ. Bạn có thể sử dụng Artisan để tăng hiệu quả của các quá trình kiểm thử này. Robert J. Moore, RJMetric.

Sau khi test thành công giai đoạn Alpha thì ứng dụng cũng có thể đưa vào chạy thử nghiệm ở giai đoạn Beta có sự tham gia của những người dùng đã đăng ký. Lúc này, hãy tích cực kết nối với các Tester, thu thập phản hồi và ý kiến của họ, sau đó, tiến hành phân tích để cải thiện trải nghiệm và hiệu suất hoạt động của ứng dụng. Chắc chắn, khi ra mắt chính thức thì sản phẩm của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

10. Chú ý tới phần mô tả (Description)

Đối với những người lần đầu tiên tìm ứng dụng trên Google Play hoặc App Store thì các thông tin mô tả về app đó là điều đầu tiên họ chú ý đến. Thậm chí, với một số người thiếu kiến thức về ứng dụng di động thì nhiều khả năng họ sẽ chạm vào nút Download ngay sau khi đọc xong Description miễn là họ nhận thấy với app đó, vấn đề họ gặp phải có khả năng sẽ được giải quyết.

Ứng dụng di động

App Store thường hiển thị khoảng 2 đến 3 dòng mô tả ứng dụng nên thường người dùng sẽ phải chạm vào nút Read More để đọc toàn bộ. Do vậy, viết nội dung trong 2 – 3 dòng này thật ấn tượng sẽ giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng rất dễ dàng.

11. Ngân sách đầu tư là bao nhiêu?

Tất cả các bước phát triển một ứng dụng di động đều liên quan đến tiền. Do vậy, nắm rõ ngân sách và phân bổ chúng cho từng giai đoạn thật phù hợp là điều rất cần thiết, đồng thời, theo dõi chặt chẽ từng quá trình chi tiêu sẽ giúp bạn kiểm soát các chi phí phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới khi ứng dụng trở nên phổ biến.

Không có gì đảm bảo cho thành công của bất cứ thứ gì bạn làm, tuy nhiên, biết được những lời khuyên tốt sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng hơn và tránh được các sai lầm không mong muốn. Phát triển một ứng dụng cũng cần như vậy.

Nguồn: Quan Tri Mang