lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Các hàm chức năng đơn giản nhưng mạnh mẽ của Excel

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
Tiếp theo bài “10 hàm chức năng đơn giản nhưng mạnh mẽ của Excel” đã được giới thiệu trên PCWO, tôi bổ sung thêm 5 hàm cũng rất đáng quan tâm của Excel.1. Hàm VLOOKUP()Là một ... Tiếp theo bài “10 hàm chức năng đơn giản nhưng mạnh mẽ của Excel” đã được giới thiệu trên PCWO, tôi bổ sung thêm 5 hàm cũng rất đáng quan tâm của Excel.

1. Hàm VLOOKUP()
Là một trong những hàm Excel được sử dụng nhiều nhất, nên nếu bạn muốn giỏi Excel thì phải giỏi hàm này trước. Hàm vlookup dùng để tìm kiếm giá trị theo cột dựa trên 1 điều kiện cho trước. Cú pháp hàm như sau:

= Vlookup (Lookup_value, Lookup_Range, Column_index, Lookup_type)

Diễn giải cú pháp như sau:

Lookup_value: Điều kiện tìm kiếm
Lookup_range: Vùng tìm kiếm thường là 1 vùng ô liên tục
Column_index: cột tìm kiếm
Lookup_type: 0 (false) hoặc 1 (true)

Ví dụ hàm vlookup:

Trong hình trên, danh sách sinh viên rất dài và trong kết quả thi môn toán chỉ có 5 người thì với 2 trường thông tin có sẵn: Mã SV và điểm thi.
Làm thế nào để tìm được tên sinh viên dựa trên mã SV đã có sẵn.

Câu trả lời là dùng hàm vlookup.

=VLOOKUP(A4,$E$4:$F$12,2,0)

Khi viết công thức xong cho sinh viên đầu tiên, bạn copy xuống các sinh viên còn lại.

Thế là bạn có thể tìm được tên của sinh viên trong hàng nghìn sinh viên theo cách này trong nháy mắt. Bên cạnh đó hàm vlookup còn có thể được sử dụng kết hợp với các hàm khác. Bạn cần phải học khá nhiều để trở thành cao thủ về hàm vlookup.

Tham khảo thêm: Tổng hợp kiến thức về hàm Vlookup trong Excel

2. Hàm IF ()
Hàm này cũng được sử dụng rất thường xuyên trong Excel.

Cú pháp: =IF(logical_test,Value_if_true,value_if_false)

Diễn giải cú pháp:

- Logical_test: kiểm tra xem điều kiện có thỏa mãn hay không thỏa mãn
- Value_if_true: Nếu thỏa mãn thì trả về giá trị này
- Value_if_false: Nếu không thỏa mãn thì trả về giá trị này

Ví dụ:

=If(Tôi là đàn ông, Đúng, Sai)

Rõ ràng ad là Đàn ông, nên kết quả trả về của công thức trên là “ĐÚNG”

3. Hàm SUMIF()
Trong trường hợp bạn cần tính tổng theo một điều kiện nào đó thì đây chính là hàm giải quyết mọi khó khăn của bạn. Cú pháp:

=Sumif(Vùng điều kiện, Điều kiện, Vùng tính tổng)

Ví dụ:

Trong hình dưới đây, bạn có danh sách học đóng phí của tất cả các lớp. Và cuối cùng cần thống kê số tiền đóng học phí của từng lớp.
Hàm sumif sẽ giúp bạn tính tổng số học phí đã đóng của tất cả học sinh theo từng lớp. Cú pháp thực tế là:

=SUMIF(C4:C10,A13,D4:D10)

 
4. Hàm COUNTIF()
Hàm countif giúp đếm số lần xuất hiện của 1 giá trị trong 1 vùng dữ liệu. Cú pháp:

= Countif(Vùng đếm, điều kiện đếm)

Ví dụ:

Vẫn là ví dụ phía trên, nhưng thay vì tính tổng có điều kiện thì trong lần này bạn phải đếm xem mỗi lớp có bao nhiêu học sinh. Cú pháp như sau:

=COUNTIF(C4:C10,A13)

 

5. Hàm LEFT()
Hàm left là một trong những hàm Excel giúp tách 1 hoặc 1 số ký tự từ một chuỗi văn bản. Cú pháp: 

=Left(chuỗi, số ký tự muốn lấy từ bên trái)

Ví dụ:

=Left(“PCWORLD.COM.VN”, 7) => Kết quả trả về: PCWORLD
 

Nguồn: PC World VN