Đây được xem là bước tiến lớn của Windows 10, vì những ứng dụng (app) này sẽ xuất hiện trên Windows Store, có nghĩa là sẽ hoạt động được với thiết bị chạy Windows 10, trong đó có PC, ... Đây được xem là bước tiến lớn của
Windows 10, vì những ứng dụng (app) này sẽ xuất hiện trên Windows Store, có nghĩa là sẽ hoạt động được với thiết bị chạy Windows 10, trong đó có PC, máy tính bảng và cả điện thoại di động
Windows 10 Mobile.
Có càng nhiều ứng dụng như Facebook trên Windows 10 cũng đồng nghĩa với việc càng có nhiều người sẽ sẵn lòng thử dùng Windows 10. Và Facebook cũng muốn có được thêm nhiều người dùng ứng dụng và dịch vụ của mình trên mọi nền tảng.
Đây cũng là dấu hiệu cho thấy mặc dù trước đây hai công ty này đấu đá nhau đến đâu chăng nữa thì Microsoft và Facebook phần nào đó cũng có cùng một định hướng tương lai. Thực tế,
Microsoft đang đối xử với Facebook công bằng hơn trước.
|
CEO Microsoft Satya Nadella. |
Nếu nhìn về quãng thời gian trước, lúc mạng xã hội bắt đầu bùng nổ, năm 2007, lúc ấy Microsoft đầu tư 240 triệu USD để tạo ra một công ty khởi nghiệp về mạng xã hội. Sau nhiều năm, hai công ty công bố hợp tác về mặt công nghệ, sử dụng Microsoft Bing làm công cụ tìm kiếm nhưng rồi Facebook lại lớn mạnh và có đội ngũ nghiên cứu công nghệ riêng, tách ra với Microsoft.
Cho đến nay, CEO Microsoft là
Satya Nadella một lần nữa cho thấy ông sẵn lòng hợp tác với đối thủ. Microsoft tái định hướng, tạo ra các dịch vụ hữu ích cho các nhà phát triển cũng như cho người dùng, bất kể họ dùng nền tảng hệ điều hành nào.
Điều này rất tốt, vì
Mark Zuckerberg đã vạch ra một kế hoạch rất tham vọng, trong vòng 10 năm cho Facebook, kết hợp thực tế ảo với trí tuệ nhân tạo. Nhưng rõ ràng nếu chỉ có một mình Facebook trong công cuộc nghiên cứu này, cho dù họ có tài năng đến đâu chăng nữa, thì có những đối tác như Microsoft thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều so với tự làm một mình.
Có hai yếu tố mà một Microsoft mới, thân thiện hơn trước trở thành đối tác lý tưởng của Facebook là: đầu tiên là Microsoft thực sự không có gì nhiều về mạng xã hội, và Microsoft không làm nhiều về mảng quảng cáo, nghĩa là không trực tiếp đối đầu với Facebook. Thứ hai là Microsoft đầu tư nhiều vào những vấn đề mà Facebook đang gặp phải. Cách nay vài tuần, Nadella công bố Microsoft tin tưởng mãnh liệt vào "giao tiếp là một nền tảng", còn Facebook đang bán "nền tảng tin nhắn".
Trong trường hợp này, Facebook và Microsoft đang nói đến
chatbot, là công nghệ trí tuệ nhân tạo, giúp máy có thể giao tiếp như con người.
Không khó tưởng tượng ra các nhà phát triển sẽ dùng công nghệ của Microsoft để tạo chatbot trên điện toán đám mây Microsoft Azure, và gắn nó vào nền tảng Facebook Messenger. Đây là chiến lược hai bên cùng có lợi.
Messenger của Facebook có thêm chatbot, điện toán Azure của Microsoft có thêm khách hàng.
Thậm chí, cả hai cũng vừa ký một framework React Native của Facebook dành cho ứng dụng Windows, nghĩa là họ đang gom các nhà phát triển của nhau lại với nhau.
Hồi hội nghị F8 đầu tháng 4 vừa qua, Zuckerberg công bố mảng Oculus VR của họ đang nghiên cứu một kính đeo có gọng như kính thông thường, vừa có chức năng thực tế ảo (virtual reality), vừa tương tác ảo (augmented reality). Đến nay, Facebook đã có thiết bị Oculus Rift nhưng chưa có thiết bị nào có chức năng tương tác ảo. Còn Microsoft có HoloLens, hiện là thiết bị tương tác ảo cao cấp có giá đến 3.000 USD.
Do đó, mảng game của Microsoft và Oculus của Facebook lại có cơ hội ngồi lại với nhau, cùng hỗ trợ game Xbox One với Oculus Rift. Ngoài ra, bạn cũng cần một máy tính Windows để dùng được Oculus Rift.
Mọi điều nêu trên cho thấy Microsoft và Facebook có vẻ như đang nhận ra họ cần có nhau, cần ngồi làm việc chung dự án với nhau thay vì tách riêng như tước. Trước đây, Microsoft đối xử với Facebook như một loại đầu tư, nhưng cả hai hiện nay đang nắm tay nhau cùng bước tới.
Nguồn: PC World VN