lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Lý thuyết - Ransomware phần 2

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)

Trong phần trước của bài viết, Quản Trị Mạng đã giới thiệu với các bạn một số thông tin cơ bản về Ransomware, CryptoLocker... cũng như cách thức hoạt động, "vòi tiền" của những phần mềm giả mạo, gián điệp này. Và lần này, chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu về Ransomware cũng như các biến thể, "họ hàng" trong gia đình CryptoLocker rộng lớn.

1. Cách thức mã hóa dữ liệu của CryptoLocker:

Lần trước, Quản Trị Mạng đã đề cập đến việc giao thức mã hóa dữ liệu của Ransomware là RSA-2048, nhưng dựa theo bảng báo cáo phân tích của TrendMicro thì lại là cơ chế AES + RSA.

Nếu dịch theo tiếng Anh thì RSA là kiểu mã hóa bất đối xứng. Hiểu nôm na như nào cho đúng nhỉ? Có nghĩa là phương pháp mã hóa này sẽ sử dụng tới 2 key:

  • 1 key được dùng để mã hóa dữ liệu, các file mà CryptopLocker tìm được (public key)
  • 1 key còn lại làm nhiệm vụ giải mã những file đã bị mã hóa (private key).

Và đồng thời, đây cũng là cách thức hoạt động của AES. Các loại Malware thường dùng chuẩn AES để mã hóa dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng. Và cũng có điểm khác biệt giữa AESRSA tại đây:

  • Key AES để giải mã dữ liệu lại nằm trong chính file đã mã hóa.
  • RSA Public Key lại nằm trong chính Malware, điều này có nghĩa là gì? Là người dùng sẽ cần phải có Private Key để giải mã dữ liệu.

Các bản nghiên cứu, phân tích kỹ càng hơn của nhiều hãng bảo mật danh tiếng đã chỉ ra rằng, CryptoLocker không hoạt động theo hướng bộc phát, mà có cả chiến dịch Spam cụ thể đi kèm. Cụ thể hơn, các file độc hại đính kèm trong email mà người dùng nhận được, thường "khuyến mãi" của Trojan TROJ_UPATRE - một dạng Malware, với dung lượng vô cùng nhỏ gọn (chỉ vài KB) có chức năng tải ZBOT về máy tính của nạn nhân. Và sau đó, các ZBOT này sẽ tiếp tục tải và cài đặt CryptoLocker hoàn chỉnh.

Cho đến gần cuối năm 2013, 1 chủng loại mới của CryptoLocker đã xuất hiện.Đó là WORM_CRILOCK.A - có thể lây lan qua các thiết bị lưu trữ cắm ngoài như ổ Flash USB, ổ cứng cắm ngoài... (tương tự như CRILOCK). Điểm khác biệt của loại Malware này là chúng không cần đến downloader hay file đính kèm qua email để lây lan vào máy tính của nạn nhân, mà chủ yếu chúng xâm nhập qua giao thức P2P (các bạn hay dùng, download file qua Torrent sẽ hiểu).

Bên cạnh đó, một biến tướng khác của Ransomware cũng xuất hiện ở giai đoạn này. Đó là hình thức lây nhiễm qua các file ảnh đính kèm trong email, chúng có tên gọi chung là CryptoDefense hoặc Cryptorbit. Được phát hiện bởi TrendMicro, chủng Ransomware này có tên gọi là TROJ_CRYPTRBIT.H, chúng có nhiệm vụ mã hóa các file cơ sở dữ liệu - database, web (file *.html), file văn bản (Office), file video, audio, ảnh, text... hay nói ngắn gọn là bất cứ file nào không phải dạng *.msi hoặc *.exe trên máy tính của nạn nhân. Bên cạnh đó, chúng còn "gặm nhấm" các file backup - sao lưu của Windows để ngăn chặn quá trình Restore.

2. Mục đích chính của CryptoLocker - Tiền:

Như đã đề cập đến mục tiêu của nạn nhân mà CryptoLocker nhắm vào, tống tiền nạn nhân, và trong giai đoạn này thì hacker chủ yếu nhắm đến đồng tiền ảo - Bitcoin (đang làm mưa làm gió lúc bấy giờ). Cụ thể hơn, chỉ có 2 biến thể chính của loại Malware này, được gọi chung là BitCrypt:

  • Loại đầu tiên: TROJ_CRIBIT.A mã hóa tất cả các file dữ liệu mà nó tìm được thành file .bitcrypt. Chủ yếu dùng ngôn ngữ tiếng Anh.
  • Loại thứ 2: TROJ_CRIBIT.B tương tự như loại trên, nhưng lại khác biệt hơn. Đó là biến dữ liệu của nạn nhân thành .bitcrypt 2, đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau (có tới hơn 10 loại được phát hiện).

Cả 2 loại Cribit này đều áp dụng thuật toán RSA(426)-AESRSA(1024)-AES để mã hóa thông tin, dữ liệu. Bên cạnh đó, vẫn còn 1 loại Malware khác cũng hoành hành rất ghê gớm tại thời điểm này, đó là FareITTSPY_FAREIT.BB đơn giản chỉ có nhiệm vụ tải Trojan về máy tính, xâm nhập và đánh cắp các dữ liệu của cá nhân có liên quan đến cơ sở dữ liệu wallet.dat(Bitcoin)electrum.dat (Electrum), và.wallet (MultiBit). Vì sao? Vì những file đó có chứa dữ liệu cá nhân, các thông tin về giao dịch tiền tệ, tài khoản...

3. POSHCODER: PowerShell Abuse:

Khi công nghệ phát triển, đó cũng là lúc nhiều tính năng của hệ điều hành Windows bị khai thác. Lần này là PowerShell trên nền tảng Windows của Microsoft. TrendMicro một lần nữa đã phát hiện ra TROJ_POSHCODER.A xâm nhập và chiếm quyền điều khiển PowerShell trên máy tính của nạn nhân. PowerShell chỉ xuất hiện trên phiên bản Windows 7 (cho đến Windows 10 - phiên bản mới nhất vẫn còn), mục đích chính của hacker khi xâm nhập qua PowerShell là tránh khỏi sự phát hiện của hệ thống, những người quản trị (vì PowerShell là công cụ điều khiển cấp cao của Windows).

Về mặt kỹ thuật, POSHCODER sử dụng cơ chế AES để mã hóa dữ liệu, thông tin, và Public key RSA 4096. Và khi tất cả các file trên hệ thống bị mã hóa, thì hacker sẽ cho hiển thị thông báo:

RSA2048

4. Ransomware tiếp tục ngắm đến những file quan trọng:

Khi các chủng loại Ransomware ngày càng lộng hành, phổ biến (hiểu theo nghĩa nào đó) thì điều này không có nghĩa là những chủng Ransomware ít tên tuổi khác đã biến mất, mà chúng đơn giản chỉ ẩn mình chờ thời cơ đến:

Điều gì đã làm cho loại Ransomware khác biệt với các anh em, họ hàng của chúng? Câu trả lời là các bản Vector của Ransomware bị thay thế bởi chính 1 loại Malware độc hại khác - gọi chung là Patched Malware. Hiểu nôm na là các "bán vá" của Malware sau khi được chỉnh sửa và lây nhiễm vào máy tính của người dùng thông qua hình thức cài thêm add-on vào trình duyệt, tải file downloader, file đính kèm từ email... bằng các đoạn mã độc. Dựa vào tần suất sử dụng các loại file trên máy tính mà hacker có thể dễ dàng xác định được mục đích, những file hệ thống quan trong nào mà chúng đang nhắm đến (ví dụ nếu bạn thường xuyên chơi game, duyệt Internet thì hacker sẽ tạo ra các bản, file patch đề phù hợp với những file game, trình duyệt đó).

Một cách thức tấn công khác vào máy tính của nạn nhân là xâm nhập thẳng vào file user32.DLL (nằm trong thư mục c:\Windows\System32). Tương tự như cách tấn công vào PowerShell, đây được coi là 1 phương pháp tự phòng vệ của hacker, vì khi một khi xâm nhập thành công vào những file quan trọng này, thì hệ thống sẽ không có cách nào phát hiện ra sự tồn tại của phần mềm độc hại. 

5. Tương lai nào cho Ransomware:

Trước khi tiếp tục, mời các bạn xem qua video "trình diễn" quy trình hoạt động của TorrentLocker - môt dạng Ransomware xuất hiện vào năm 2014:

Bảng liệt kê các "thành viên" nổi tiếng trong đại gia đình Ransomware:

Tên gọi Alias Mô tả
ACCDFISA Anti Cyber Crime Department of Federal Internet Security Agency Ransom Được phát hiện vào đầu năm 2012, mã hóa file dữ liệu bằng mật khẩu. Yêu cầu người dùng thanh toán qua Moneypak, Paysafe, hoặc Ukash. Trú ngụ dưới dạng file tự giải nén (*.SFX), thường đi kèm với các ứng dụng như Sdelete và WinRAR.
ANDROIDOS_LOCKER   Được coi là Ransomware đầu tiên xuất hiện trên nền tảng di động. Sử dụng TOR, các dịch vụ ẩn danh để thực hiện kết nối.
CRIBIT BitCrypt Tương tự như CRILOCK, chúng dùng thuật RSA - AES để mã hóa dữ liệu. Version 1 dùng RSA-426, còn đến Version 2 dùng RSA-1024.
CRILOCK CryptoLocker Thực hiện Domain Generation Algorithm (DGA) để tạo kết nối đến các server C&C. Được phát hiện vào năm 2013, UPATRE ẩn mình trong các email spam, bí mật tải ZBOT về máy tính, rồi sau đó đến lượt CRILOCK.
 CRITOLOCK  Cryptographic locker Sử dụng chuẩn mã hóa cấp cao AES-128, từ "Cryptolocker" sẽ xuất hiện trong các ảnh Wallpaper trên máy tính của nạn nhân.
 CRYPAURA   Mã hóa file dựa theo địa chỉ email mà nó tìm đươc.
 CRYPCTB Critroni, CTB Locker, Curve-Tor-Bitcoin Locker Mã hóa file dữ liệu, xóa các file backup của hệ thống để người dùng không sao lưu, restore lại được. Phát tán qua các email spam, trong đó có chứa các file đính kèm dạng *.exe (downloader). Lây lan mạnh mẽ qua hình thức mạng xã hội.
 CRYPDEF  CryptoDefense Mã hóa thông tin, dữ liệu cá nhân. Yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc bằng Bitcoin. 
 CRYPTCOIN CoinVault Tương tự như CRYPDEF, nhưng có đưa ra tùy chọn cho nạn nhân giải mã 1 file dữ liệu bất kỳ (chỉ 1 file thôi nhé)!
 CRYPTFILE   Sử dụng những Public key nhất định để tạo ra cơ chế mã hóa RSA-2048, cái giá trung bình đưa ra cho nạn nhân là 1 đồng Bitcoin cho 1 key giải mã. 
 CRYPWALL CryptoWall, CryptWall, CryptoWall 3.0  Được coi là bản cập nhật của CRYPTODEFENSE, yêu cầu nạn nhân chuyển khoản bằng Bitcoin, xâm nhập vào máy tính qua email spam, cách thức lây lan giống với UPATRE-ZBOT-RANSOM, CryptoWall 3.0 đi kèm với Spyware FAREIT.
 CRYPTROLF   Hiển thị các bức ảnh Troll sau khi mã hóa hết dữ liệu của người dùng.
 CRYPTTOR   Thay đổi Wallpaper của nạn nhân thành hình bức tường rồi đưa ra yêu cầu tiền chuộc 
CRYPTOR batch file ransomware Lây lan qua DOWNCRYPT 
VIRLOCK   VirLock, VirRansom Mục tiêu chính là các file văn bản, các file nén, file media (video, mp3, ảnh...) 
PGPCODER    Xuất hiện năm 2003, được coi là "ông tổ" Ransomware đầu tiên
KOLLAH    Một trong những Ransomware đầu tiên dùng cơ chế mã hóa file và thay đổi đuôi file, mục tiêu là các file văn bản Microsoft Office, file PDF 
 KOVTER   Hình thức tấn công thông qua các quảng cáo khi người dùng xem YouTube, mục tiêu chính là lỗ hổng bảo mật Sweet Orange. 
 MATSNU   Backdoor có khả năng khóa màn hình của hệ thống, là lối ra vào của Ransomware. 
 RANSOM   Sau khi xâm nhập vào máy tính, nó sẽ ngăn không cho người dùng thao tác với hệ thống. Qua đó đòi tiền chuộc! 
 REVETON  Police Ransom Giả dạng thông báo của cơ quan pháp luật 
 VBUZKY   Ransomware nền tảng 64 bit, khác thác lỗ hổng Shell_TrayWnd, tự động kích hoạt tùy chọn TESTSIGNING trên Windows 7. 
 CRYPTOP  Ransomware archiver Tải GULCRYPT và các phần mềm độc hại khác đi kèm. 
 GULCRYPT  Ransomware archiver  Mã hóa file thành định dạng khác.
 CRYPWEB  PHP ransomware Rất nguy hiểm. Mã hóa cơ sở dữ liệu trên web server, khiến cho website rơi vào tình trạng: "Website unavailable". Sử dụng giao thức HTTPS để kết nối đến C&C server.
 CRYPDIRT  Dirty Decrypt  Xuất hiện trước cả Cryptolocker.
 CRYPTORBIT    Chủ yếu lây nhiễm vào các file ảnh, text, HTML có chứa Indicators Of Compromised (IOC).
 CRYPTLOCK  TorrentLocker Tên gọi khác là CryptoLocker, hiển thị thông báo crypt0l0cker trên màn hình nạn nhân.
 CRYPFORT  CryptoFortress  Thừa kế giao diện của TorrentLocker/CRYPTLOCK, dựa vào wildcard để tìm các file theo đuôi file, mã hóa những file trong thư mục được chia sẻ.
 CRYPTESLA  TeslaCrypt  Tương tự như CryptoLocker, mã hóa các file dữ liệu của Game, trò chơi.
 CRYPVAULT  VaultCrypt Dùng công cụ mã hóa GnuPG, tải các phần mềm độc hại hack về máy tính người dùng qua trình duyệt, đánh cắp thông tin tài khoản
 CRYPSHED  Troldesh Lần đầu tiên phát hiện ở Nga, bổ sung thêm tiếng Anh trong khoảng thời gian sau đó,  
 SYNOLOCK  SynoLocker  Khai thác lỗ hổng Synology NAS để mã hóa dữ liệu trên thiết bị đó.
 KRYPTOVOR  Kriptovor  

6. Cách phòng tránh Ransomware:

Ngăn chặn:

Trong trường hợp máy tính của bạn có những biểu hiện như đã mô tả phía bên trên, hãy làm theo các bước dưới đây:

Phòng tránh:

Vì Ransomware là phần mềm độc hại, nên nó có thể xuất hiện và xâm nhập bất cứ lúc nào. Do vậy, chúng ta - những người dùng máy tính phải để ý những điều sau:

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Quan Tri Mang