Từ trước đến nay, có vẻ vẫn có nhiều bạn "lăn tăn" giữa việc lựa chọn hệ điều hành 32 hay 64 bit cho chiếc máy tính, laptop của họ! Quản Trị Mạng đã có nhiều bài viết về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo chi tiết tại link bên dưới. Tuy nhiên bên cạnh đó, lại có 1 số câu hỏi được cộng đồng người sử dụng đưa ra, đại loại như:
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Quản Trị Mạng đưa ra các ý kiến và thảo luận về ý tưởng trên nhé.
Phần lớn các câu trả lời đưa ra là KHÔNG. Nhưng các bạn có thể tham khảo và sử dụng công cụ giả lập QEMU. Nhưng, Quản Trị Mạng sẽ nói rõ với các bạn hạn chế về việc chạy ứng dụng 64 bit trên OS 32 bit. Đó là:
Do vậy, xét về mặt kỹ thuật đối với câu hỏi này thì câu trả lời đưa ra sẽ là CÓ. Bạn có thể chạy được ứng dụng 64 bit trên hệ điều hành 32 bit.
Nếu chiếc máy tính, laptop của bạn có hệ thống phần cứng hỗ trợ nền tảng 64 bit, thì câu trả lời được đưa ra ở đây là KHÔNG THỂ NÂNG CẤP được. Mà bạn phải thay thế OS cũ bằng OS khác, hỗ trợ 64 bit.
Thông thường, chúng ta cứ nghĩ ào ào rằng:
Nhưng xét về mặt kỹ thuật, thì điều đó không hoàn toàn chính xác, mà phải phụ thuộc vào CPU - có hỗ trợ ảo hóa và 64 bit hay không. Vậy làm thế nào để kiểm tra điều đó? Trong Windows 10, các bạn mở phần Settings từ Start Menu, chọn About, và nhìn về góc phải của System type:
Nếu thấy dòng: "32-bit operating system, x64-based processor" thì có nghĩa là bạn đang cài hệ điều hành 32 bit trên chip - CPU 64 bit. Còn nếu có chữ x86-based processor thì nghĩa là CPU của bạn chỉ hỗ trợ platform OS x86 - 32 bit.
Với một số dòng CPU hỗ trợ 64 bit "đời đầu" thì hầu như không cần phải yêu cầu thêm tính năng trên để có thể cài Windows 64 bit, mặc dù xét về mặt kỹ thuật là có hỗ trợ. Đặc biệt, với Windows 10 yêu cầu PAE, SSE2, và NX (các bạn có thể tham khảo thêm về tính năng này tại báo cáo của Microsoft ở đây). Hơn nữa, Windows 10 64 bit sẽ hiển thị thông báo từ chối nếu trong quá trình "khảo sát" ban đầu, bộ cài đặt phát hiện rằng CPU của bạn không hỗ trợ.
Còn đối với những máy tính cũ hơn (mainboard hoặc CPU đời thấp) thì các bạn phải kích hoạt tính năng NX hoặc XD trong BIOS. (xem thêm bài viết cách vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau). Trường hợp khác, nếu bạn đang thực hiện việc cài đặt mà nhận được thông báo lỗi thì hãy khởi động lại máy, vào BIOS và tìm đến phần "No eXecute bit (NX)”, “eXecute Disabled (XD)”, “No Execute Memory Protect”, “Execute Disabled Memory Protection”, “EDB (Execute Disabled Bit)”, “EVP (Enhanced Virus Protection)”... hoặc đại loại thế, hầu hết các tùy chọn đó nằm trong mục “Security” hoặc “Advanced” và chuyển từ Disable thành Enable. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Quan Tri Mang