Thủ thuật sửa máy tính, bảo trì máy tính, bảo dưỡng máy tính
Làm sao để máy tính chạy nhanh nhất là mong ước chính đáng của hầu hết các "công dân IT". Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn dễ dàng tăng tốc chiếc máy tính của mình.
Thường xuyên chạy phần mềm dọn rác
Qua một thời gian sử dụng, dung lượng lưu trữ trên máy tính bắt đầu đầy lên vì đủ thứ dữ liệu khác nhau. Có dữ liệu do bạn tạo ra, do ứng dụng và thậm chí cả hệ điều hành. Nếu những dữ liệu này quá nặng, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ thực thi của máy tính.
Lúc đó, Ccleaner sẽ là cứu cánh của bạn. Phần mềm này sẽ giúp bạn tìm và xóa những dữ liệu thừa không cần thiết. Với giao diện thân thiện và hoàn toàn miễn phí, Ccleaner sẽ là trợ thủ đắc lực giúp người dùng làm chủ chiếc máy tính của mình.
Phần mềm dọn dẹp CCleaner
Loại bỏ hiệu ứng và hình ảnh động
Những hiệu ứng và hình ảnh động giúp máy tính của bạn trông bắt mắt hơn. Nhưng nếu sở hữu một cỗ máy cấu hình yếu và phải gánh vác nhiều công việc nặng thì hẳn là máy tính sẽ trở nên chậm chạp.
Để vô hiệu hóa hiệu ứng Aero trên Windows 7, bạn kích chuột phải trên nền desktop, sau có ấn Personalize. Chọn thẻ Windows color sau đó bỏ chọn Enable transparency.
Trên Windows 8, bạn sử dụng tố hợp phím Windows + E, nhấn phải chuột vào Computer chọn Properties. Tại cửa sổ System, chọn Advanced system settings, tại hộp thoại Sysem Properties chọn thẻ Advanced > Performance > Settings.
Tại hộp thoại Performance Options > Visual Effects bạn tắt bỏ các hiệu ứng không cần thiết bên dưới để lấy lại dung lượng bộ nhớ RAM đang được hệ thống sử dụng một cách lãng phí. Sau khi thực hiện xong bạn nhấn Apply > OK 2 lần, thoát khỏi cửa sổ System.
Tùy chỉnh tăng tốc trên Windows 8
Cập nhật phần mềm diệt virus
Virus hay malware có thể là nguyên nhân khiến máy tính của bạn không còn nhanh như trước. Hãy "phòng bênh hơn chữa bệnh", bạn đừng để máy tính bị nhiễm virus rồi mới đi tìm cách diệt. Nếu bạn băn khoăn giữa các phần mềm diệt virus miễn phí thì hãy dùng ngay phần mềm được tích hợp sẵn trên Windows với tên gọi Microsoft Security Essentials. Bạn cần cập nhật và quét virus thường xuyên, công việc này sẽ giúp bạn loại bỏ nhiều mối nguy hại tiềm ẩn.
Nâng cấp RAM
Giá RAM hiện đang ở mức cao, bạn nên xem xét kỹ quyết định trước khi nâng cấp
Thông thường, nâng cấp RAM không làm tăng quá nhiều tốc độ máy. Hãy tưởng tượng, việc nâng cấp RAM như việc mở rộng một con đường hẹp. Nó sẽ rất hữu ích cho các thao tác đa nhiệm, cần dùng nhiều tài nguyên mà thôi. Thời gian vừa qua, giá RAM trên thị trường cũng liên tục tăng. Do vậy, nâng cấp RAM không phải là một biện pháp rẻ tiền nữa. Hãy cân nhắc kĩ trước khi chọn biện pháp này.
Sử dụng ổ đĩa thể rắn (SSD)
Trên thị trường thường tồn tại hai loại ổ đĩa: các ổ đĩa cứng truyền thống (HDD) thường có dung lượng cao nhưng tốc độ đọc/ghi thấp và ổ đĩa thể rắn (SSD) với tốc độ truy xuất nhanh hơn. Khi sử dụng ổ SSD, nó giúp giảm thiểu thời gian chờ của bạn. Tuy nhiên, so với HDD, ổ SSD có mức giá cao hơn đáng kể.
Tắt những ứng dụng khởi động cùng Windows
Càng nhiều ứng dụng cùng khởi động với Windows thì càng khiến cho bạn phải chờ lâu hơn. Để giảm thiểu thời gian này, chúng ta cần hạn chế số lượng chương trình cùng khởi động với Windows. Để xem danh sách chương trình, trên Windows 7 bạn vào thanh Start Menu, gõ "msconfig", nhấn vào tab Startup và sẽ thấy danh sách này.
Trên Windows 8, bạn dùng tổ hợp phím Ctrl+Alt+Delete, chọn Task Manager và thẻ Startup. Sau đó, bạn có thể bỏ chọn bất kỳ chương trình nào không cần thiết.
Chú ý: Chỉ bỏ chọn những chương trình mà bạn biết, nếu vẫn còn băn khoăn thì bạn có thể tìm kiếm trên Google về tác dụng của những chương trình đó.
Thẻ Startup trong hộp thoại Task Manager
Loại bỏ những ứng dụng tốn nhiều tài nguyên
Chiếc máy tính của bạn luôn chạy ngầm nhiều chương trình đa nhiệm. Nếu muốn tăng tốc độ cho máy, bạn cần hạn chế những chương trình này.
Trên Windows, bạn gọi hộp thoại Task Manager như hướng dẫn trên. Thẻ "Processes" sẽ hiện ra những chương trình đang chạy, bạn có thể tắt chúng đi nếu thấy không cần thiết.
Làm mới Windows
Trên Windows 8 trang bị sẵn 2 công cụ làm mới Windows: Refresh và Reset.
Refresh: Tùy chọn này sẽ tiến hành cài đặt và làm mới Windows 8 theo mặc định của nhà sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên các dữ liệu trên máy tính. Tùy chọn này nên được áp dụng trong trường hợp bạn "bó tay" trước các lỗi, virus trên Windows và không muốn làm mất các tập tin, ứng dụng hệ thống.
Lệnh Refresh và Reset trên Windows 8
Reset: Không giống như Refresh, tùy chọn này sẽ tiến hành thiết lập lại hệ điều hành Windows 8 và xóa tất cả các ứng dụng, các tập tin, giống như bạn cài đặt mới lại hệ thống. Tùy chọn Reset có thể được sử dụng khi bạn muốn cài đặt mới lại hệ thống hoặc chuyển máy tính cho người khác sử dụng. Quá trình này sẽ yêu cầu người dùng nhập key của Windows 8 mới có thể thực hiện.
Để bắt đầu quá trình thiết lập lại, bạn cho đĩa cài đặt Windows 8 vào máy tính. Trên giao diện Start Screen của Windows 8, bạn nhập từ khóa Refresh/Reset vào khung Search, rồi bấm chọn mục Refresh/Reset your PC phía dưới mục Settings để khởi động Control Panel. Chọn Reset hay Refresh tùy mục đích của bạn.
Nguồn Internet