lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 55
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Thủ thuật máy tính

Thủ thuật sửa máy tính, bảo trì máy tính, bảo dưỡng máy tính

  • Trang chủ
    Trang chủ Đây là nơi bạn có thể tìm thấy tất cả bài blog trên website.
  • Chuyên mục
    Chuyên mục Hiển thị danh sách các chuyên mục trong blog này.
  • Đánh dấu
    Đánh dấu Hiển thị danh sách các tag được sử dụng trong blog.
  • Bloggers
    Bloggers Tìm kiếm bloger yêu thích của bạn trên website.
  • Team Blogs
    Team Blogs Tìm kiếm Nhóm Bloger yêu thích của bạn ở đây.
  • Đăng nhập
    Đăng Nhập Khung đăng nhập

Đánh máy nhanh bằng cả 10 ngón

Được gửi bởi vào trong Thủ thuật máy tính

Đánh máy nhanh bằng cả 10 ngón tay không khó lắm đâu, quan trọng là đánh đúng cách và phải kiên nhẫn tập luyện một thời gian là được ngay thôi. Sau đây là một trong số các cách đánh máy bằng 10 ngón mà khi quen rồi thì bạn không cần phải nhìn bàn phím và thậm chí là cả màn hình nữa.

1. Cách đặt hai bàn tay (rất quan trọng):

Với bàn tay trái: ngón út (chữ A), ngón áp út (S), ngón giữa (D), ngón trỏ (F)

Với bàn tay phải:ngón trỏ(J), ngón giữa(K), ngón áp út (L), ngón út (;). Hai ngón cái thì đặt ở phím dài (space) và hai ngón này thay nhau đánh phím này mà thôi. Lưu ý, các phím F và J có một gờ nổi lên để dễ đặt các ngón đúng vị thế ban đầu.

2. Phân công nhệm vụ các ngón: (tùy biến)

       a. Tay trái:

Ngón áp út: sẽ đánh các phím S, W, X, 2

Ngón giữa: D, E, C, 3

Ngón trỏ: F, R, G, T, V, B, 5, 6.

Ngón út: sẽ đánh các phím bên trái  còn lại như: Q, Z, Cap Lock, Shift.., nói chung là từ phần ngón áp út đến hết khu phím bên trái.

       b. Tay phải:

 Ngón trỏ: J, U, Y, H, N, M, 7, 8.

Ngón giữa: K, I, <, Alt, 9.

Ngón áp út: L, O, >, 0.

Ngón út: các phím còn lại bên phải như P, /, ', Enter...nói chung là toàn bộ các phím bên phải kể từ ngón áp út.

Chỉ cần nhớ các ngón trỏ và ngón giữa của hai tay thì phần kia sẽ là các ngón còn lại, và bạn có thể dễ dàng suy ra chúng trong quá trình luyện tập. Khi đánh phải có sự độc lập giữa các ngón, tức là sự di chuyển của ngón này sẽ không làm ngón kia di chuyển theo (hơi khó). Sau khi đánh một phím nào đó thì phải lập tức di chuyển ngay ngón đó trở về vị trí đặt ngón ban đầu (rất khó). Ngoài ra, bạn nên chọn kiểu gõ Telex, vì nó vừa nhanh và chính xác hơn kiểu VNI.

Có một số phần mềm giúp bạn tập đánh máy nhanh 10 ngón và không cần nhìn vào bàn phím, nhưng đơn giản, dễ sử dụng và không làm mệt mắt là những phần mềm cổ điển chay trên DOS như Touch, CPT Personal Touch-Typing, hoặc phần mềm tập đánh máy tiếng Việt Vntyping.



Sưu tầm bởi www.dichvubaotri.net
Nguồn: Nguyễn Ngọc - Làm bạn với máy vi tính
Vui lòng ghi lại nguồn khi bạn sao chép bài viết này

Đánh giá blog này:
Đường dẫn Trackback cho bài blog này.

Bình luận

Tải về Hỗ Trợ từ xa

Thiết kế web

Cloud SSD