Tuy nhiên, sau khi khởi chạy, cửa hàng trực tuyến này lại hiển thị thông báo rằng “Check your connection and try again”. Và cho dù đã nhấn nút Retry liên tục, Google Play vẫn “trơ ra như đá” mặc cho bạn đang hết sức khó chịu.
Những lúc này, bạn hãy áp dụng ngay những phương pháp sau đây nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng trên. Lưu ý, các thao tác sau đây được áp dụng cho Android 5.1 và có thể tương thích với một số phiên bản Android khác.
Thay đổi thiết lập thời gian
Về cơ bản, Google Play Store sẽ sử dụng ngày giờ trên smartphone trong suốt quá trình gửi và nhận dữ liệu từ máy chủ. Do vậy, trong trường hợp người dùng thực hiện thay đổi các thông số về ngày giờ của hệ thống hoặc do lỗi của hệ điều hành, cửa hàng trực tuyến này sẽ không thể tiến hành kết nối đến máy chủ.
Và để khắc phục vấn đề trên, bạn cần phải khởi chạy ứng dụng Settings của thiết bị, sau đó chọn tiếp mục Date and Time.
Tại trang thiết lập Date and Time, bạn hãy lần lượt bỏ chọn 2 mục Automatic date and time và Automatic time zone.
Sau đó, bạn hãy thiết lập thủ công thời gian của thiết bị sao cho càng chính xác càng tốt. Một khi đã thay đổi, bạn hãy thử kết nối Internet và khởi chạy Google Play một lần nữa. Nếu không giải quyết được vấn đề thì bạn cũng đừng lo vì vẫn còn những cách khác nữa.
Dọn dẹp bộ nhớ cache của Google Play Store
Trong một số trường hợp, việc dọn dẹp bộ nhớ cache cũng có thể khắc phục được tình trạng cửa hàng Google Play không thể kết nối với máy chủ.
Theo đó, vẫn trong ứng dụng Settings, bạn hãy tìm và nhấn chọn Apps (hoặc Manager Apps tùy thiết bị), sau đó chọn tiếp Google Play Store.
Tiếp đến, hãy nhấn nút Clear cache của ứng dụng Google Play Store, sau đó thử khởi chạy cửa hàng lại lần nữa.
Thay đổi thiết lập DNS trên thiết bị
Một phương pháp khác có thể được áp dụng nếu bạn gặp vấn đề về việc kết nối của Google Play đó là thay đổi DNS trên thiết bị Android sang DNS của Google.
Để thực hiện, bạn hãy truy cập Settings > Wi-Fi. Tiếp đến, hãy nhấn giữ vào biểu tượng mạng đang kết nối và chọn Modify network trong hộp thoại dạng pop-up vừa xuất hiện.
Tiếp đến, bạn đánh dấu chọn vào mục Advanced Options và chọn tiếp Static trong trình đơn IP settings. Lúc này, bạn chỉ việc đổi DNS1 thành 8.8.8.8 và DNS2 thành 8.8.4.4
Cuối cùng, nhấn Save để lưu lại.
Thử đăng nhập lại tài khoản Google
Về cơ bản, nếu như vừa thực hiện một số thay đổi thiết lập về bảo mật cho tài khoản Google của mình (thông qua trình duyệt trên máy tính), chẳng hạn như đặt mới mật khẩu, tài khoản Google trên thiết bị Android có thể không nhận được các thay đổi này. Lẽ dĩ nhiên, phiên kết nối máy chủ kế tiếp của cửa hàng trực tuyến chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, bạn cần phải tiến hành cập nhật các thay đổi cho tài khoản Google trên thiết bị Android bằng cách truy cập Settings > Acount > Google.
Tại đây, bạn hãy nhấn chọn tài khoản Google đăng nhập trên thiết bị, sau đó nhấn tiếp vào biểu tượng hình 3 chấm ở góc trên phải và chọn Remove account.
Sau khi đăng xuất, bạn hãy khởi chạy Google Play. Lúc này, cửa hàng trực tuyến sẽ yêu cầu bạn đăng nhập lại.
Xóa tập tin Host
Đối với thiết bị Android đã được root, bạn hãy thử áp dụng phương pháp sau đây:
Đầu tiên, bạn hãy khởi chạy chương trình quản lý ứng dụng có sẵn trên thiết bị, sau đó truy cập theo đường dẫn: root/system/etc.
Tại thư mục etc, bạn tìm và xóa tập tin Host.txt, sau đó thử kết nối Internet và khởi chạy Google Play lần nữa.
Khôi phục cài đặt gốc
Trong trường hợp đã thử áp dụng toàn bộ các phương pháp trên nhưng vẫn không thu được kết quả khả quan nào, có lẽ, bạn chỉ còn cách áp dụng phương pháp được xem là mạnh nhất trên thiết bị Android - Khôi phục trạng thái mặc định của nhà sản xuất (hay còn gọi là khôi phục cài đặt gốc).
Tuy nhiên, trước khi tiến hành khôi phục cài đặt gốc, bạn cần chắc chắn rằng mình đã sao lưu toàn bộ dữ liệu trên thiết bị vào nơi an toàn.
Nguồn: PC World VN