Thủ thuật sửa máy tính, bảo trì máy tính, bảo dưỡng máy tính
Thông thường nếu hệ thống phần cứng có vấn đề, quá trình khởi động sẽ không suông sẻ như thế. Hàng loạt các lỗi phần cứng khác nhau có thể được hệ thống đưa ra ngay sau khi bạn bật máy tính.
I. Các thông báo lỗi liên quan đến bộ nhớ RAM
128 Not Ok, Parity Disable
Thông báo này xuất hiện khi bộ nhớ RAM bị lỗi, hoặc bạn đã gắn loại RAM có tốc độ không tương thích với bo mạch chủ.
RAM Test Address Failure
Lỗi do chip dùng địa chỉ hóa bộ nhớ bị hỏng, vì các chip này được tích hợp trên mainboard, nên bạn phải sửa hoặc thay bo mạch chủ mới.
Các thông báo lỗi liên quan đến bàn phím
8024 Gate – A20 Error
Lỗi bàn phím, thường do kẹt phím, làm cho chip điều khiển bàn phím phát tín hiệu liên tục vào máy tính.
Keyboard Stuck Key Failure (Keyboard Error)
Lỗi do dây cắm bàn phím hỏng, hoặc kẹt phím.
Keyboard error, press F2 to continue
Thông báo này xuất hiện khi hệ thống hoạt động nhưng không tìm thấy bàn phím. Cách xử lý là bạn tháo bàn phím ra kiểm tra xem có phím nào bị kẹt hay không. Trường hợp bạn dùng bàn phím gắn cổng USB, nhưng cổng này chưa được mở, thì bạn phải sử dụng một bàn phím PS2 gắn vào tạm. Sau đó bạn vào CMOS mở cổng USB lên rồi gắn bàn phím USB vào để sử dụng.
II. Các thông báo lỗi liên quan đến đĩa cứng
Bad or Missing Command Interpreter
Lỗi không tìm thấy tập tin lệnh của hệ điều hành, nhưng thường là do đĩa cứng bị hỏng, dẫn đến không đọc được tập tin.
Bad Partition Table
Lỗi do đĩa cứng được tạo và phân vùng không đúng.
C: Drive Error
Lỗi do các thông số đĩa cứng không được khai báo đúng trong CMOS.
Disk Boot Error, Replace And Strike To Retry
Lỗi do máy tính không tìm thấy đĩa có thể khởi động.
Disk Drive 0 Seek Failure
Lỗi do dây cáp data, hoặc mạch điều khiển của ổ đĩa bị lỗi.
Disk Boot Failure
Lỗi do đĩa khởi động bị hỏng, bạn cần thay đĩa khởi động khác.
Hard Disk Failure
Lỗi do một trong các nguyên nhân sau: mạch điều khiển đĩa cứng hỏng, dây nguồn nuôi không gắn vào ổ cứng, cáp data cắm lộn đầu, hoặc jumper chọn master/slave không đúng.
File allocation table bad,drive X
Có sự xáo trộn trong fat phần đĩa cứng chứa thông tin khởi động ,do nhiều nguyên nhân. Cách giải quyết là format cấp thấp cài lại Windows.
General failure reading drive X
Bạn kiểm tra trong các ổ đĩa xem có đĩa khởi động không ,nếu không thì ổ cứng có vấn đề .thử tắt máy rồi khởi động lại đôi khi lỗi này thông báo khi máy gặp sự cố khi khởi động nếu gặp may hệ thống của bạn lại làm việc bìng thường.
Invalid frive specification họăc drive not ready
Thông báo thường gặp khi có sự cố ở ổ đĩa khởi động. Các ổ đĩa cũ thường khởi động chậm chạp và gặp lỗi này. Cách tốt nhất là bạn định dạng lại ổ cứng và cài lại hệ điều hành.
III. Các thông báo lỗi liên quan đến CMOS
Cmos Battery Stage Low
Lỗi do hết pin nuôi mạch đồng hồ và CMOS, cũng có thể do gắn jumper chân xóa CMOS không đúng.
Cmos Checksum Failure
Lỗi cho biết các dữ liệu của CMOS bị hỏng, có thể do hết pin nuôi mạch đồng hồ và CMOS.
Cmos Display Type Mismatch
Lỗi do khai báo không đúng card hiển thị trong CMOS.
Cmos Memory Size Mismatch
Lỗi do hư các chip nhớ hoặc RAM cắm không chắc.
IV. Các lỗi khác
Serial Port Test Failure
Lỗi do cổng nối tiếp và cổng song song không đáp ứng quá trình kiểm tra lúc khởi động (POST).
Math Coprocessor Failure
Lỗi do bộ đồng xử lý toán học bị trục trặc.
Một lỗi khó xử lý về phần cứng lúc khởi động
Trong quá trình khởi động, máy tính bị treo và bạn nhận được một thông báo khá chung chung:
*** Hardware Malfunction
Call your hardware vendor for support
*** The system has halted ***
Ngoài ra, còn có thể có một vài thông báo đi kèm như:
NMI: Parity Check / Memory Parity Error
NMI: Channel Check / IOCHK
NMI: Fail-safe timer
NMI: Bus Timeout
NMI: Software NMI generated
NMI: Eisa IOCHKERR board x
Hầu hết nguyên nhân của lỗi nằm ở bo mạch chủ, liên quan chủ yếu đến vùng nhớ RAM, hoặc vùng nhớ đệm trên bo mạch chủ hay các bo mạch khác.
Để xử lý lỗi, bạn cần thực hiện ba bước sau:
Kiểm tra bộ nhớ
Bạn hãy tháo bớt các thanh RAM mới gắn thêm vào máy tính, chỉ để lại các thanh RAM cũ mà máy tính trước đây đã từng khởi động thành công. Sau đó bạn khởi động lại để xem thông báo lỗi trên có còn xuất hiện hay không. Nếu lỗi biến mất, xem như bạn đã giải quyết được vấn đề. Kế tiếp bạn sẽ tiến hành phân lập lội bằng cách mỗi lần gắn thêm một thanh RAM vào máy và khởi động lại.
Ngoài ra, hãng Microsoft cũng cung cấp sẵn một công cụ chẩn đoán lỗi bộ nhớ RAM mang tên Windows Memory Diagnostic (http://oca.microsoft.com/en/windiag.asp). Tiện ích này sẽ giúp bạn kiểm tra bộ nhớ máy tính và phát hiện lỗi của chúng.
Kiểm tra các card mở rộng gắn thêm
Trong bước kế tiếp, bạn cũng sẽ thử nghiệm tương tự với các loại card mở rộng. Hãy tháo gỡ hầu hết các card mở rộng đang có trong máy, và chỉ chừa lại loại card nào thật cần thiết, chẳng hạn như card màn hình.
Nếu không có lỗi nào được đưa ra, thì nghĩa là một trong các card mở rộng mà bạn tháo ra có vấn đề với bộ nhớ của nó. Để xác định chính xác, bạn lắp lại từng card và khi lỗi xuất hiện trở lại vào lúc lắp card nào, thì card đó cần phải loại bỏ khỏi hệ thống.
Kiểm tra cấu hình BIOS
Nếu quá trình tháo lắp RAM và các card mở rộng không thể xác định nguyên nhân gây lỗi, thì điều kế tiếp cần làm là bạn hãy kiểm tra xem BIOS trên bo mạch chủ đã được cập nhật phiên bản mới nhất hay chưa.
Nếu phiên bản mới nhất đã được cập nhật, bạn vào mục BIOS và chọn mục Fail-safe defaults hoặc BIOS defaults. Đồng thời, bạn hãy tắt chức năng chống virus trong BIOS, và chuyển trạng thái mục Plug and Play OS sang No.
-=Sưu Tầm=-