lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 55
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Thủ thuật máy tính

Thủ thuật sửa máy tính, bảo trì máy tính, bảo dưỡng máy tính

  • Trang chủ
    Trang chủ Đây là nơi bạn có thể tìm thấy tất cả bài blog trên website.
  • Chuyên mục
    Chuyên mục Hiển thị danh sách các chuyên mục trong blog này.
  • Đánh dấu
    Đánh dấu Hiển thị danh sách các tag được sử dụng trong blog.
  • Bloggers
    Bloggers Tìm kiếm bloger yêu thích của bạn trên website.
  • Team Blogs
    Team Blogs Tìm kiếm Nhóm Bloger yêu thích của bạn ở đây.
  • Đăng nhập
    Đăng Nhập Khung đăng nhập

Sáu nguyên nhân làm giảm tuổi thọ máy tính

Được gửi bởi vào trong Thủ thuật máy tính

Nắm được các nguyên nhân làm giảm tuổi thọ máy tính để có biện pháp phòng ngừa.

1. Các nguyên nhân do điện

Không như thời kỳ đầu, ngày nay, hầu hết người dùng không còn quan tâm đến nguồn điện dùng cho máy tính, hay các thiết bị điện gia dụng khác. Thực ra, đây được xem là một trong các nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của máy tính.

Nguồn điện nhà về bản chất là không ổn định, tuy nhiên, rất ít người sử dụng bộ ổn áp, hay bộ lưu điện cho máy tính cá nhân. Nếu máy tính đang hoạt động mà điện áp giảm hay tăng đột ngột, đặt biệt là ngắt điện bất ngờ, thì tuổi thọ của các phụ kiện chính như ổ đĩa cứng, BIOS, và bo mạch chủ sẽ giảm thời gian sử dụng đáng kể.

Ngoài ra, nếu máy mới tắt, bạn nên chờ khoảng vài phút trước khi bật nó lên trở lại. Việc bật tắt máy tính quá nhiều tạo thêm nguy cơ hỏng linh kiện do sốc điện. Hầu hết các máy tính được thiết kế để sử dụng liên tục trong nhiều giờ liền, và chi phí điện cho chúng cũng không quá nhiều. Vì thế, bạn chỉ nên tắt máy vào ban đêm, và cài các chế độ ngủ tạm (sleep) khi không cần dùng đến nó.

Nói về yếu tố điện cũng không nên bỏ qua nguy cơ tĩnh điện, khi người dùng chạm tay thẳng vào các linh kiện lúc sửa chữa hay làm vệ sinh, mà không đeo vòng chống tĩnh điện. Nguy cơ này làm hỏng ngay hoặc ảnh hưởng đến tuổi thọ của các linh kiện bị nhiễm tĩnh điện.

Nguyên nhân thứ ba liên quan đến điện là hiện tượng sét lan truyền. Đường điện thoại hay ADSL bị sét lan truyền có thể làm cháy các linh kiện bên trong máy. Dù có được khắc phục hay sửa chữa và hoạt động trở lại, thì tuổi thọ của máy tính cũng sẽ suy giảm. Nếu không muốn ngắt dây điện thoại hay kết nối Internet vào lúc mưa giông, thì các bộ chống sét sẽ là giải pháp đáng được quan tâm.

2. Bụi bẩn

Trong môi trường khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, bụi là một kẻ thù truyền kiếp của các linh kiện điện tử, và máy tính cũng không thể thoát khỏi tình trạng ấy. Bụi có mặt khắp mọi nơi, kể cả trong phòng kín. Đặc biệt các hạt bụi càng bé lại càng gây nguy hại cho các mạch điện tử. Khi bị ẩm hay tích điện và dính vào các bản mạch, hiện tượng đoản mạch chắc chắn sẽ xảy ra.

Các chất bẩn to hơn thì làm bịt kín các khe thoát nhiệt của thùng máy, làm nhiệt độ bên trong thùng máy tăng cao. Chính nhiệt độ này sẽ làm mọi linh kiện suy giảm thời gian sử dụng. Bụi bẩn cũng làm kẹt các chiếc quạt giải nhiệt, gây quá nhiệt hoặc có thể bị cháy nổ.

Lông thú cũng được xếp vào nhóm bụi bẩn. Những loài thú nuôi rất thích đến gần máy tính vì hơi ấm do máy tạo ra. Tuy nhiên, khi ở gần máy thì lông của chúng lúc rơi rụng sẽ bị cuốn vào bên trong máy.

Hãy thường xuyên làm sạch bụi bên trong máy tính bằng cọ mềm, giẻ khô, máy hút bụi hay bình xịt khí nén, đặc biệt là phần quạt làm mát máy.

Nếu không dùng máy tính trong một thời gian dài, hay trong môi trường nhiều bụi, thì sau khi tắt máy khoảng nửa giờ, chờ khoảng 30 phút cho máy nguội, bạn hãy đậy thật kín nó bằng loại túi phủ chống bụi.



3. Nước và hơi ẩm

Nước không chỉ là kẻ thù của riêng máy tính, mà nó còn là kẻ thù chung của tất cả các thiết bị điện tử. Khi nước rơi vào trong thùng máy có thể gây chập mạch và cháy nổ. Đa phần do người sử dụng vô ý làm đổ nước uống vào máy tính. Ngoài ra còn có thể do nhà dột hoặc nước từ máy lạnh không thoát theo đường ống mà chảy ngược ra ngoài.

Dù không gây cháy nổ hay chập mạch tức thời, thì nước cũng là nguyên nhân gây rỉ sét các bản mạch và lớp vỏ thùng máy bằng kim loại. Các loại nấm mốc khi gập nước và hơi nóng sẽ dễ dàng phát triên. Hơi nước từ các máy làm ẩm không khí trong phòng là nguyên nhân gây rỉ sét máy tính và các thiết bị điện tử, nếu sử dụng quá thường xuyên.

Tóm lại, bạn đừng mang nước đến gần máy tính, che chắn phía trên cẩn thận, và đừng đặt máy tính ngay dưới máy lạnh.

Nếu phát hiện ra có nước rơi vào, bạn hãy nhanh chóng tắt máy đi, tìm cách làm khô cả bên ngoài lẫn bên trong thùng máy. Đừng mở máy lên sử dụng khi máy tính chưa được làm khô hoàn toàn.

 



4. Trẻ nhỏ và các loại thú cưng trong nhà

Trẻ nhỏ thường không biết mình đang làm gì. Chúng sử dụng máy tính như mọi thứ đồ chơi đơn giản khác. Những trẻ nhỏ hiếu động có thể làm vỡ màn hình, ngã đổ máy, hay làm hư hỏng bàn phím và con chuột. Các loại thú cưng cũng vậy, chúng có thể làm máy tính hư hỏng do chất thải của chúng bất kỳ lúc nào. Nếu cho trẻ sử dụng chung một máy tính làm việc, trẻ có thể vô tình xóa mất nhiều tập tin trên đó.


5. Nơi đặt máy

Nơi lắp đặt máy tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của nó. Nếu bạn đặt ở nơi kém thoáng khí, nhiệt độ bên trong thùng máy sẽ nóng hơn ở nơi có luồng gió thông thoáng.

Máy tính khi bị mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào, hay phản chiếu từ nơi khác sang, cũng sẽ bị nóng hơn được đặt ở nơi mát mẻ.

Nếu vị trí đặt máy bị nghiêng, thì các đĩa cứng và ổ đĩa quang sẽ mau hỏng hơn bình thường.

Nếu bạn đặt máy tính ở sát ngoài cạnh bàn cho đở tốn diện tích, thì nó có thể rơi từ trên cao xuống đất, gây tổn hại cho toàn bộ linh kiện bên trong do chấn động. Các linh kiện có thể nứt, hay vỡ hẳn ra, và bạn sẽ phải dùng linh kiện nới. để thay thế.

Việc đặt máy tính trong bếp sẽ làm khói bếp bám vào bên trong lẫn bên ngoài thùng máy. Các mạch điện tử sẽ bị xuống cấp nhanh chóng khi bị bụi bếp bám vào. Nhiệt độ bên trong bếp làm tăng thêm nhiệt độ vốn có khi máy tính hoạt động.



6. Tháo lắp máy quá nhiều và dùng công cụ không đúng

Việc tùy tiện tháo lắp chiếc máy tính một cách không cần thiết sẽ làm nó mau hỏng hơn. Nếu muốn học tập, bạn nên sử dụng một chiếc máy tính cũ đã hỏng để thực hành. Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ tháo lắp không đúng với các loại ốc vít sẽ làm hư bản mạch trên linh kiện. Và chắc chắn rằng các linh kiện bị chấn động vật lý do dùng sai công cụ sẽ không thể sử dụng lâu bền.


-=Sưu Tầm=-

 

 

 

Đánh giá blog này:
Đường dẫn Trackback cho bài blog này.

Bình luận

Tải về Hỗ Trợ từ xa

Thiết kế web

Cloud SSD