lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Bài viết

Nhúng key vào Bios: Microsoft muốn giết Windows lậu?

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 4.17 (3 Votes)
Nhúng key vào Bios: Microsoft muốn giết Windows lậu? - 4.0 out of 5 based on 3 votes

Cách đây vài ngày, tin đồn về việc Microsoft sẽ thực hiện nhúng key bản quyền vào Bios khiến cho những người đang sử dụng Windows "lậu" xôn xao. Nhiều người cho rằng đây là biện pháp cứng rắn của Microsoft nhằm "triệt tiêu" Windows lậu.

Tuy nhiên, liệu sự thật có phải vậy?

 

 

 

Còn crack được nữa không?

Chắc chắn là có. Thật ra thì hacker trên thế giới chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ thua trong cuộc chiến bản quyền này. Mà Windows ghi được vào Bios thì việc ghi đè dữ liệu lên là cực kỳ dễ dàng.

 
Tất nhiên, việc crack sẽ phức tạp hơn đôi chút. Hiện tại việc cài Windows crack cũng chả phức tạp hơn Windows bản quyền xịn là mấy (có chăng thì chỉ là không update được). Còn nếu chẳng may nhầm lẫn thì bạn cũng chỉ cần down một phần mềm chừng 7MB về ấn 1 cái là xong. Nếu ghi thẳng vào bios thì có lẽ sẽ phải có thêm một bước can thiệp vào Bios nữa nhưng tôi đồ rằng cũng không khó hơn thời chúng ta crack Windows XP là bao.
 
Microsoft không có lý do để "giết"
 
Cách đây chừng 8 tháng, tôi có bàn với các bạn câu chuyện vì sao Microsoft lại nương tay với Windows lậu:. Đại khái thì nguyên nhân như sau:
 
Windows đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn đến từ việc hệ sinh thái của mình cực mạnh mà trong đó Windows là trung tâm. Việc Windows lậu tồn tại đảm bảo cho Windows phát triển mạnh mẽ đến cả những nơi tạm thời chưa đủ tiền để trả chi phí bản quyền. Người dùng phát triển mạnh, tạo ra một thị trường hấp dẫn cho các nhà phát triển, nhờ đó Windows càng phát triển và càng lôi kéo được nhiều người dùng. Vòng tròn đó cứ lặp đi lặp lại khiến cho Windows trở thành kẻ bất khả chiến bại.
 
Nhúng key vào Bios: Microsoft muốn giết Windows lậu? 1
 
Chi tiết bài viết các bạn có thể xem bản đầy đủ tại đây hoặc tham khảo phần chính tại box tóm tắt phía dưới:
 
Đầu tiên, có một thực tế là doanh thu của Microsoft hiện nay không đến nhiều từ đối tượng sử dụng cá nhân, nhu cầu phổ thông - đối tượng chính sử dụng crack. Một phần rất lớn trong doanh thu của Microsoft đến từ các hợp đồng với các hãng sản xuất laptop như Dell, HP, Acer... các chính phủ, các công ty doanh nghiệp trên thế giới. Hãy nhìn vào cái cách mà cổ phiếu Microsoft tăng điểm khi đến thời gian ra hạn hợp đồng của hãng này với các chính phủ lớn trên thế giới để rõ phần doanh thu này ảnh hưởng lớn thế nào với Microsoft.
 
Một yếu tố quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất khiến nguồn doanh thu này của Microsoft luôn luôn rất lớn và ổn định: sự phổ biến gần như tuyệt đối của Windows. Có lúc lên, lúc xuống nhưng nói chung lúc nào thị phần Windows cũng khoảng 90 ~ 95% thị trường - gần như tuyệt đối. Tất nhiên, trong "công việc" nói chung, thị phần của Windows còn lớn hơn nữa. Sự phổ biến đảm bảo cho Windows gần như là lựa chọn duy nhất cho thị trường rất lớn này nhất là trong hoàn cảnh mà sự tương thích giữa các HĐH trên máy tính là rất thấp.
 
Rõ ràng, dễ thấy các chính phủ sẽ không bao giờ chuyển sang sử dụng một HĐH khác nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống (chắc chắn lợi ích cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra) còn các nhà sản xuất laptop (trừ Apple) sẽ không dại gì rời khỏi mảnh đất an toàn và màu mỡ này.

Vậy sẽ ra sao nếu như Microsoft mạnh tay với giới sử dụng crack? Đầu tiên, dễ thấy, một số rất lớn đặc biệt tại các thị trường mới, sẽ buộc phải chuyển dùng một giải pháp khác với chi phí thấp hơn và khả năng Windows không thể thống trị không phải là không có. Mất đi thị phần tuyệt đối, đồng nghĩa với Microsoft sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Windows và việc hãng này đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn là điều dễ xảy ra. Việc đánh đổi vài tỷ USD doanh thu (cứ cho là vậy) với sự ổn định trị giá hàng chục tỷ thậm chí hàng trăm tỷ là điều không sáng suốt cho lắm. Thậm chí con số một vài tỷ USD còn khá là lạc quan bởi phần lớn người dùng lậu có lẽ sẽ vẫn có thể crack hoặc chuyển sang dùng giải pháp khác thay vì tiếp tục sử dụng Windows.

Thật ra, sự khủng hoảng này tuy chưa bao giờ xảy ra với Windows nhưng đã xảy ra với một niềm tự hào khác của Microsoft: Internet Explorer. Hãy nhớ lại thời điểm ra mắt IE 7, khi đó IE đang chiếm khoảng 85% thị phần. Vấn đề của Microsoft khi đó là cần thay thế IE 6 vốn đã quá lỗi thời, khả năng bảo mật thấp bằng một phiên bản mới hơn, toàn diện hơn. IE 7 ra đời với sứ mạng đó và trong một thị trường mà sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác, đặc biệt là Firefox ngày càng lớn.
 
Trong thời điểm này, khi mà thậm chí ngay cả nền tảng PC, mảnh đất Windows đang thống trị còn lung lay thì không có lý do gì để Microsoft chơi một ván bài mạo hiểm và có khi trị giá đến cả trăm tỷ USD như vậy. Rõ ràng, ưu tiên duy trì sức mạnh nền tảng là yếu tố quan trognj hơn mà Microsoft cần giải quyết trước.
 
Tại sao Microsoft làm vậy?

Thứ nhất, dễ hiểu là Microsoft muốn tăng tỷ lệ Windows bản quyền. Biện pháp nhúng key vào Bios sẽ làm phức tạp hóa việc crack một chút. Việc này sẽ kéo những người dùng đang crack và nằm ở phần sát việc mua bản quyền quyết định chi vì sự phức tạp của việc crack. Đây có thể là một con số không hề nhỏ bởi giá bản quyền Windows hiện giờ cũng không phải là quá đắt nữa.

 
Nhúng key vào Bios: Microsoft muốn giết Windows lậu? 2
 
Một biện pháp nhẹ nhàng, từ từ này sẽ khiến Microsoft có điều kiện và thời gian để thăm dò thị trường. Thực tế nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến những người quyết tâm crack nên Microsoft yên tâm sẽ giữ chân được lượng người dùng này.
 
Thứ hai, việc hơi siết chặt một chút sẽ tạo điều kiện cho Microsoft khảo sát thay đổi phương thức bán hàng vốn đã quá cũ kỹ. Biết đâu, sau này chúng ta sẽ được dùng Windows miễn phí hoàn toàn kèm quảng cáo chạy?
 
Hãy yên tâm

Vậy nên, hãy yên tâm rằng nếu bạn muốn và chịu được việc không được update hãy cứ yên tâm dùng Windows lậu. Mà bây giờ, Windows cho dùng thử tầm 2 tháng, bạn hoàn toàn có thể dùng xong 2 tháng, rồi cài lại để dùng tiếp. Đừng quá lo sợ.

Tải về Hỗ Trợ từ xa

Khách hàng của chúng tôi

 goldensand     Lavenue    

Thiết kế web

Cloud SSD