lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

10 ứng dụng trợ lý cá nhân đáng dùng

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
(PCWorldVN) Không cần phải nhờ đến Cortana, Siri, Google Now hay Amazon Alexa, bạn vẫn có thể trang bị cho thiết bị dùng iOS hay Android của mình các công cụ trợ lý cá nhân nhỏ gọn nhưng rất hữu ích. 1. Assistant.ai
Miễn phí
Hỗ trợ: iOS, Android

“Cô trợ lý ảo” tên Sam trong ứng dụng này có thể hỗ trợ bạn hầu hết mọi tác vụ từ truy vấn thông tin thời tiết, đặt lịch hẹn, chuyển đổi ngoại tệ, thêm ghi chú... cho đến giao tiếp đơn giản. Có thể nói, đây là ứng dụng thay thế hoàn hảo cho Siri Cortana. Điểm đặc biệt của Assistant.ai là tiện ích này hỗ trợ chức năng học hỏi với tùy chọn “Tech your Assistant” (dành cho người dùng trả phí gói Premium).

Chi tiết hơn, ngoài chức năng tán gẫu thông thường (Talk), Assistant.ai có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin, hình ảnh, bản đồ, tin tức, chứng khoán, các mặt hàng trên Amazon, phim ảnh. Trợ lý ảo này còn có thể thực hiện gọi điện thoại (Call), gửi tin nhắn, email, cập nhật Facebook/Twitter, chơi nhạc…

Ứng dụng hiện hỗ trợ các ngôn ngữ Anh, Đan Mạch, Pháp, Đức, Nhật, Bồ Đào Nha, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

2. 24Me
Miễn phí
Hỗ trợ: iOS và Android

Với công cụ miễn phí này, mọi công việc hàng ngày của bạn sẽ được nhắc nhở một cách tự động. Điểm đặc biệt là 24Me có thể tự động tạo danh sách việc cần làm bằng cách lấy thông tin từ email, mạng xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ, ngân hàng… mà không cần phải nhập thủ công.

Ngoài ra, tiện ích này còn có khả năng gom tất cả các ghi chú, lịch làm việc, lịch hẹn, sự kiện, ngày sinh nhật vào một nơi duy nhất và đồng bộ với các ứng dụng khác, chẳng hạn như Facebook. 24Me được nhiều trang công nghệ đánh giá là “bộ não thứ hai” của người dùng iOS và Android.

 

3. Quip
Miễn phí
Hỗ trợ: Android, iOS, Apple Watch

Quip sẽ giúp cho hiệu quả công việc tăng cao nhờ chức năng tạo, tổ chức, nhập (import) và chia sẻ những văn bản (text) hay tài liệu Excel, danh sách kiểm kê… thông minh và linh hoạt. Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng hỗ trợ làm việc nhóm, người dùng khác có thể bổ sung thêm và cập nhật dữ liệu ngay trên các dữ liệu này. Tất nhiên, phần hiển thị các đoạn dữ liệu bổ sung sẽ được làm nổi bật với các màu chữ khác nhau để người dùng tiện theo dõi.

 

4. Trippeo
Miễn phí
Hỗ trợ: iOS, Apple Watch

Khi cài ứng dụng này, bạn sẽ không còn lo những vấn đề liên quan đến việc thanh toán hóa đơn, tổng hợp chi phí cho một chuyến đi công tác. Trippeo sẽ giúp bạn theo dõi, nhập các khoản phải trả, tiền thối, khoản tiền dư… và đưa ra các gợi ý sử dụng hợp lý để cho chuyến đi được tiết kiệm nhất.

Ngoài ra, Trippeo cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian nhờ khả năng đồng bộ những dữ liệu về giờ giấc, lịch làm việc lên ứng dụng Calendar cũng như các thẻ thanh toán lên đám mây. Bên cạnh đó, ứng dụng Trippeo nền desktop cũng hỗ trợ các nhà quản trị theo dõi tình trạng của các khoản công tác phí cũng như đưa ra các nhắc nhở khi nhân viên chi tiêu “quá tay” cho chuyến đi.

5. Vokul
Giá: 0,99 USD
Hỗ trợ: iOS

Vokul giúp người dùng có thể điều khiển iPhone với các khẩu lệnh bằng giọng nói. Tiện ích này sẽ rất hữu ích để bạn vừa điều khiển xe vừa dùng thiết bị mà không cần nhìn vào màn hình. Hiện tại, ứng dụng hỗ trợ các tác vụ như gọi điện thoại, nhắn tin, điều khiển nhạc (chơi/ngừng nhạc, tăng giảm âm lượng…). Vokul cũng có khả năng nhận diện khẩu lệnh tốt ngay cả trong môi trường ồn nhờ thuật toán lọc nhiễu âm riêng của mình.

6. AIVC (Alice)
Miễn phí (bản Pro có giá
72.500 đồng) | Hỗ trợ: Android

Trợ lý ảo Alice phiên bản miễn phí dành cho hệ điều hành Android có thể cung cấp các tính năng cơ bản như thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn, lên lịch làm việc, thêm giờ báo thức… Ứng dụng này có thể lưu lại những tác vụ trước đó trong bộ nhớ để truy vấn nhanh hơn cho những lần sau. Ngoài việc ra lệnh thực thi các tác vụ cơ bản, Alice còn có thể trả lời các câu hỏi xã giao, tìm kiếm nhanh nhưng đòi hỏi ứng dụng phải được kết nối Internet. Rất tiếc, công cụ này chỉ hỗ trợ tiếng Anh.

 

7. EVA Free - Voice Assistant
Miễn phí
Hỗ trợ: iOS

Giống như AIVC (Alice), EVA Free – Voice Assistant cũng hỗ trợ chức năng nhắn tin, email, tạo ghi chú hay lịch làm việc bằng giọng nói. Công cụ này cũng có thể đọc và trả lời tự động tin nhắn và email mới (hỗ trợ cả Google Hangouts và Microsoft Exchange).

Tiện ích này cũng tích hợp sâu với các ứng dụng khác như Google+, Evernote, Tasker và có thể sử dụng để điều khiển giải pháp nhà tự động của INSTEON.

8. Indigo Virtual Assistant
Miễn phí
Hỗ trợ: Android

Indigo Virtual Assistant có khả năng đọc tin tức cho người dùng điện thoại hay máy tính bảng dùng Android (chưa hỗ trợ tin tiếng Việt). Ngoài ra, công cụ trợ lý ảo này có thể điều khiển nhạc bằng giọng nói, tìm kiếm thông tin trên các dịch vụ tìm kiếm của Google, Wikipedia, Bing, Yahoo, Yelp, YouTube… Đặc biệt, tiện ích này còn hỗ trợ dịch qua lại giữa hơn 70 ngôn ngữ khác nhau cũng như tìm kiếm các địa điểm ăn uống trên Google Maps…

9. Jeannie
Miễn phí
Hỗ trợ: Android

Với chức năng chính là hỗ trợ thao tác rảnh tay, ứng dụng Jeannie có thể hỗ trợ người dùng dịch thuật, gọi điện, nhắn tin, nhắc nhở, mở trình duyệt, chơi nhạc, xem danh bạ, báo thức hay kiểm tra chính tả… bằng các câu lệnh đơn giản. Tiện ích này cũng hỗ trợ tìm kiếm nhanh các thông tin thuộc mọi lĩnh vực giống như Cortana hay Siri.

10. ANDY (Siri like Assistant)
Được ví như là Siri phiên bản cho Android, ứng dụng có thể giúp người dùng hỏi mọi câu hỏi cho “trợ lý ảo” Andy. Bạn cũng có thể gọi điện, nhắn tin bằng giọng nói, tìm kiếm các dữ liệu phim ảnh, nhạc, mở nhanh các ứng dụng được cài trên máy, bật tắt các tính năng trên Android, đặt lịch hẹn, quy đổi tỷ giá tiền tệ, xem thông tin chứng khoán, tra từ điển…

ANDY cũng có thể hỗ trợ xem thông tin bản đồ, chỉ đường đến các địa điểm gần vị trí người dùng đang đứng, truy vấn thông tin chuyến bay, nhắc nhở các ngày nghỉ, kết quả thi đấu thể thao hay dịch thuật từ tiếng Anh sang 60 ngôn ngữ khác nhau.

Soạn thảo văn bản rảnh tay
Hiện tại, trên các hệ điều hành iOS, OS X, Android hay Windows đều có chức năng chuyển giọng nói sang văn bản (thường được gọi là Speech Recognition hay Dictation). Trên iOS và Android, bạn có thể kích hoạt chức năng này bằng cách chọn biểu tượng chiếc micro ở trên bàn phím ảo để nói. Cả hệ điều hành iOS và Android (chức năng Google Voice Typing) hiện tại đều hỗ trợ nhận diện tiếng Việt bên cạnh các ngôn ngữ phổ biến khác).

Chức năng soạn thảo bằng giọng nói trên iOS và Android.

Riêng trên OS X thì bạn nhấn hai lần nút Fn để kích hoạt chức năng này. Trong lần đầu sử dụng, bạn sẽ được yêu cầu chọn ngôn ngữ và phải tải về gói dữ liệu (khoảng 700 MB trở lên). Hiện tại, phiên bản OS X 10.10 Yosemite trở lên sẽ hỗ trợ tiếng Việt.

Trên hệ điều hành Windows, chức năng nhận diện tiếng Việt với công cụ Windows Speech Recognition. Do đó, nếu bạn thường xuyên soạn thảo văn bản tiếng Anh thì nên dùng chức năng này để tiết kiệm thời gian, vì Windows Speech Recognition có chức năng kiểm tra chính tả khá hữu ích.

Công cụ chuyển giọng nói thành văn bản Dragon Dictate trên OS X của hãng Nuance.

Ngoài các công cụ được tích hợp sẵn trên hệ điều hành, bạn có thể cài thêm các tiện ích soạn thảo văn bản rảnh tay. Bạn có thể tìm kiếm trên những kho ứng dụng Apple App Store, Windows Store hay Play Store các từ khóa “dictation”, “voice recognition”… để tải về và sử dụng.

Nếu khai thác đúng cách, chức năng nhận diện giọng nói và chuyển thành văn bản sẽ giúp cho hiệu quả công việc của bạn được cao và tiết kiệm thời gian hơn.

 

PC WORLD VN, 11/2015

 
 

Nguồn: PC World VN