lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 50
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 49
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 46
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 48
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Trợ lý ảo so tài

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)
(PCWorldVN) Mặc dù dẫn đầu xu hướng với trợ lý ảo Siri, nhưng liệu Apple có tiếp tục giữ được thế thượng phong không khi 'sân chơi' đã có nhiều đối thủ đến từ Google, Microsoft và cả Amazon? Mặc dù dẫn đầu xu hướng với trợ lý ảo Siri, nhưng liệu Apple có tiếp tục giữ được thế thư Khi Apple ra mắt iPhone 4S cách đây 4 năm, Siri được nhắc đến như một chức năng chủ đạo mặc dù phiên bản này vẫn chỉ ở giai đoạn thử nghiệm (beta). Và nhờ Siri, Apple đã đưa khái niệm “điều khiển bằng giọng nói” (voice control) trên di động lên một tầm cao mới với khả năng đáp lại những yêu cầu một cách linh hoạt và thông minh hơn. Các tính năng Voice Dialing, Voice Control hay Hands-Free Control trên các thiết bị của BlackBerry, Nokia sau thời điểm đó trở nên lu mờ vì kém tính năng và “chậm hiểu” hơn nhiều so với Siri. Ngay sau đó, cụm từ “trợ lý ảo” (virtual assistant) hay “trợ lý cá nhân thông minh” (intelligent personal assistant) được nhắc đến như một tính năng thời thượng cần phải có trên các thiết bị công nghệ.

Sau đó gần một năm (7/2012), Google tung ra Google Now, khai thác sức mạnh của cỗ máy tìm kiếm và kho dữ liệu khổng lồ của mình để tạo nên điểm nhấn cho công cụ trợ lý ảo của mình. Microsoft cũng chính thức vào cuộc với Cortana vào giữa năm 2014. Cuối năm ngoái, Amazon cũng bước chân vào lĩnh vực “thời thượng” này với chiếc loa Echo hỗ trợ chức năng trợ lý ảo Alexa linh hoạt.

Nhờ những tính năng ưu việt của trợ lý ảo, mọi tác vụ của người dùng trở nên đơn giản và tiện nghi hơn. Những tình tiết điều khiển trong các bộ phim khoa học viễn tưởng giờ đây không còn xa lạ nữa. Số lượng người tương tác với thiết bị công nghệ bằng giọng nói như đang giao tiếp thực sự với con người đang dần tăng lên. Các trợ lý ảo đã và đang tiếp tục học hỏi và trở nên “hiểu biết”, “thông minh” hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Siri trên iPhone 4S đã khởi đầu cho xu hướng trợ lý ảo trên thiết bị công nghệ.

Cuộc đua “trợ lý ảo” thực tế chỉ mới bắt đầu!

Hãy cùng PC World Vietnam khám phá và đánh giá 4 công cụ trợ lý ảo mạnh nhất hiện nay là Apple Siri, Microsoft Cortana, Google Now và Amazon Echo (Alexa).

Nền tảng hỗ trợ
Hiện tại, Siri của Apple chỉ hỗ trợ duy nhất trên nền tảng di động iOS, thậm chí tính năng hữu ích này vẫn chưa được hãng tích hợp trên hệ điều hành OS X dành cho máy tính Mac. Nhiều thông tin cho rằng trong tương lai, Apple sẽ mang Siri đến các nền tảng di động khác, tuy nhiên khả năng này là rất thấp vì Siri là đặc điểm để tạo sự khác biệt giữa iPhone, iPad với các thiết bị dùng hệ điều hành khác. Do đó, bài toán kinh doanh không cho phép Apple làm như vậy là điều dễ hiểu.

Trong khi đó, Google Now lại hỗ trợ hầu như mọi nền tảng khác từ Android (phiên bản 4.1 Jelly Bean trở lên), iOS 6 trở lên đến các hệ điều hành máy tính Windows, OS X, Linux và Chrome OS (qua trình duyệt Google Chrome).

Cortana hiện đã có mặt trên mọi thiết bị di động, máy tính dùng Windows 10.
Cortana của Microsoft thì hiện tại đã có mặt thêm trên hệ điều hành Windows 10 sau một thời gian được cài sẵn trên Windows Phone.
Riêng với Alexa thì Amazon hiện tại chỉ hỗ trợ sử dụng với loa Bluetooth+Wi-Fi có tên Echo của hãng. Để thiết lập và khai thác các tính năng trợ lý ảo hay điều khiển loa thì người dùng có thể cài ứng dụng Alexa App trên các kho ứng dụng Amazon Store (dành cho các dòng điện thoại, máy tính bảng Fire của Amazon), Play Store (dành cho thiết bị dùng Android 4.0 trở lên) và App Store (dành cho thiết bị dùng iOS 7.0 trở lên).

Ở tiêu chí này Cortana của Microsoft dẫn đầu, tiếp đó đến Google Now, Alexa và cuối cùng là Siri.

Khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ
Về khả năng hỗ trợ ngôn ngữ thì Siri tỏ ra chiếm ưu thế hơn các đối thủ khác, công cụ trợ lý ảo này có khả năng tương tác với 12 ngôn ngữ. Ngoài tiếng Anh, Siri còn có thể nhận diện khẩu lệnh và đáp lại bằng tiếng Pháp, Ý, Nga, Đức, Hà Lan, Nhật, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan.

Bên cạnh tiếng Anh thì hiện tại Cortana đã hỗ trợ được thêm tiếng Pháp, Đức, Trung Quốc, Ý và Tây Ban Nha. Trong khi đó, Google Now hỗ trợ nhận diện khá nhiều ngôn ngữ nhưng hiện chỉ hỗ trợ tương tác bằng tiếng Anh. Alexa của Amazon cũng chỉ hỗ trợ được tiếng Anh.

Đáng tiếc của 4 trình trợ lý ảo của Google, Microsoft, Apple và Amazon đều chưa hỗ trợ tương tác bằng tiếng Việt. Ngoài ra, các tiện ích này đều có khả năng làm quen với giọng của người dùng trong các ngôn ngữ được hỗ trợ nhằm tăng khả năng nhận biết chính xác.

Các hãng đang tìm cách giúp trợ lý ảo của mình hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và thông minh hơn nữa.

Tóm lại, về khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ thì Siri tỏ ra chiếm ưu thế hơn với số lượng ngôn ngữ hỗ trợ lên đến 12 thuộc 30 quốc gia khác nhau. Tiếp đến là Cortana và cuối cùng là Google Now và Alexa.

Khả năng kích hoạt nhanh
Cả 4 tiện ích trợ lý ảo đều hỗ trợ chức năng kích hoạt nhanh bằng khẩu lệnh. Điều này tạo điều kiện cho người dùng mở nhanh Siri, Cortana, Google Now hay Alexa chỉ bằng các cụm từ khóa “Hey Siri”, “Hey Cortana”, “OK Google”, “Alexa”. Tuy nhiên, để sử dụng được chức năng kích hoạt bằng khẩu lệnh thì yêu cầu thiết bị phải được kết nối với nguồn điện (sạc).

Kích hoạt chức năng Hey Cortana trên thiết bị dùng Windows Phone.

Bên cạnh chức năng kích hoạt bằng khẩu lệnh, Siri còn hỗ trợ người dùng kích hoạt qua nút Home tích hợp trên iPhone, iPad. Riêng với Cortana thì người dùng cũng có thể kích hoạt bằng nút cứng trên di động, nhưng với máy tính dùng Windows 10 thì hiện chưa hỗ trợ khả năng này.

Trong khi đó, một vài thiết bị Android cũng có thể kích hoạt nhanh Google Now bằng cách nhấn đè nút Home và vuốt từ dưới lên. Tuy nhiên, rất nhiều hãng sản xuất đã loại bỏ chức năng này nên muốn kích hoạt Google Now thì không còn cách nào khác ngoài chạm vào ứng dụng. Ở phiên bản Android 6.0 Marshmallow, Google đã bổ sung thêm chức năng tìm kiếm nhanh “Google Now On Tap” giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh ngay trên ứng dụng khác mà không cần mở ứng dụng Google Now.

Alexa thì cũng được tích hợp nút kích hoạt tương tác nhanh trên loa Echo, tuy nhiên ứng dụng trên thiết bị iOS, Android của công cụ này vẫn chưa hỗ trợ kích hoạt bằng nút cứng.

Có nhiều lựa chọn kích hoạt nhanh giúp cho việc sử dụng trợ lý ảo được đơn giản và tiện lợi hơn trong mọi hoàn cảnh. Do đó, tiêu chí này Siri vẫn tiếp tục dẫn đầu, tiếp đến là Cortana và Google Now và cuối cùng là Alexa.

Nút Action và nút tắt âm trên Amazon Echo.

Khả năng hỗ trợ tương tác
Cả 4 tiện ích trợ lý ảo đều hỗ trợ đặt nhanh giờ báo thức, tìm kiếm trên web, chơi nhạc, thêm lịch hẹn, tra nhanh các thông tin dựa trên vị trí địa lý… nhưng chỉ có Siri và Cortana là có khả năng tinh chỉnh các chức năng liên quan đến hệ thống.

Người dùng iOS, Windows 10 for Phones giờ đây có thể thực hiện nhanh các cuộc gọi, nhắn tin, email, mở ứng dụng đã cài trên hệ thống, bật tắt các kết nối… với Siri và Cortana. Riêng Alexa thì người dùng có thể tận dụng công cụ này để điều khiển các thiết bị giải trí tại gia, điều khiển nhạc được phát qua Bluetooth, tìm và mua nhạc qua Amazon, nghe tin tức mới (bằng tiếng Anh), nghe sách nói (audiobook)…

Tốc độ đáp ứng nhanh giúp cho việc giao tiếp với trợ lý ảo được tự nhiên hơn.

Google Now tỏ ra khá mạnh mẽ với các thông tin dựa trên vị trí địa lý nhờ khai thác thế mạnh từ kho dữ liệu khổng lồ của Google. Đặc biệt, dữ liệu của Google luôn được cập nhật mới nên các phản hồi (trả lời) của Google Now đều khiến người dùng hài lòng.

Nhìn chung, về khả năng tương tác thì Alexa tỏ ra mạnh mẽ hơn các đối thủ còn lại, tiếp đó đến Siri và Cortana và cuối cùng là Google Now.

Tốc độ đáp ứng
Xét về khả năng nhận diện giọng nói thì cả Google Now, Siri, Alexa và Cortana xứng đáng là “kỳ phùng địch thủ” mặc dù thuật toán mà các hãng sử dụng khác nhau. Công nghệ Apple áp dụng cho Siri được cung cấp bởi hãng Nuance – một tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhận diện giọng nói (voice recognition) và một số đối tác khác. Google Now thì được trang bị những công nghệ mới nhất của Google Voice Search giúp chức năng nhận diện giọng nói tốt hơn. Alexa thì lại được sử dụng công nghệ Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên (Natural language processing - NLP) để nhận diện và trả lời các truy vấn của người dùng. Còn Cortana thì được Microsoft tích hợp công nghệ nhận diện giọng nói của Tellme Networks (một hãng được Microsoft mua lại vào năm 2007) kết hợp với cơ sở dữ liệu tìm kiếm Semantic độc đáo có tên Satoru giúp cho tiện ích này trả lời mọi câu hỏi của người dùng với tốc độ nhanh và câu trả lời cũng tự nhiên hơn.

 

Với điều kiện sử dụng bình thường trong cùng một kết nối mạng, các câu hỏi liên quan đến thông tin mới (thời tiết, tỷ giá, trạng thái giao thông tại các khu vực hỗ trợ, thời gian…) thì Google Now tỏ ra nhanh nhạy và có câu trả lời khá nhanh (trung bình khoảng 4,5 giây), tiếp đến là Siri (trung bình khoảng 5 giây) và Cortana (khoảng hơn 5 giây) và cuối cùng là Alexa (với khoảng gần 6 giây). Khoảng chênh lệch thời gian này không phải là quá lớn, tuy nhiên trong các tác vụ sử dụng bình thường thì khả năng đáp ứng càng nhanh thì việc sử dụng càng được thoải mái và tự nhiên.

Do đó, về tiêu chí tốc độ đáp ứng thì Google Now dẫn đầu, tiếp đến là Siri, Cortana và cuối cùng là Alexa của Amazon.

Sự linh hoạt trong cách trả lời
Với các câu truy vấn thông thường thì cả 4 công cụ đều trả lời rất tốt, mặc dù cách trả lời có phần khác nhau nhưng thông tin vẫn đúng và đầy đủ. Chẳng hạn, khi bạn hỏi “thời tiết hôm nay thế nào?” thì tất cả các tiện ích đều truy vấn kết quả ở cơ sở dữ liệu của mình qua Internet để có được tình trạng thời tiết tại vị trí của người dùng. Tuy nhiên, câu trả lời có phần khác nhau, ví dụ Cortana sẽ bảo: “Trời hôm nay mưa đấy! Nhiệt độ vào khoảng 28 đến 30 độ C”, Siri nói: “Hôm nay bạn ra đường nếu mang ô nhé, trời sẽ mưa từ 3 giờ đến 4 giờ chiều, nhiệt độ thấp nhất là 28 độ C”; Google Now sẽ hiện kết quả thời tiết cùng với thông tin nhiệt độ bằng giọng nói: “Hôm nay trời mưa, nhiệt độ từ 28 đến 30 độ C” và Amazon Alexa cũng có câu trả lời tương tự như Google Now.

Ví dụ cho câu trả lời thông minh của Siri và Cortana.
Với các câu hỏi “hóc búa” hơn như dự đoán kết quả, tìm đường đi, thậm chí các câu trêu đùa hay thổ lộ tình cảm với trợ lý ảo thì Cortana tỏ ra thông minh và sắc sảo hơn Siri, và đưa ra những câu trả lời thú vị. Trong khi đó, Alexa hay Google Now thì đành bó tay và trỏ đến địa chỉ trang web tìm kiếm.

Ví dụ, bạn đùa với các trợ lý ảo rằng liệu “cô ấy” có trở thành người yêu của mình không, thì Cortana sẽ bảo: “Chỉ khi nào bạn là của riêng tôi!” và Siri bảo: “Ôi, thật ngọt ngào, nhưng… tôi phải suy nghĩ thêm!”. Trong khi đó, Google Now và Alexa sẽ đưa bạn đến kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa “tình yêu”.

Như vậy ở tiêu chí này, Cortana xứng đáng dẫn đầu, tiếp đến là Siri và cuối cùng là Google Now và Amazon Alexa.

8 câu trả lời thú vị của trợ lý ảo Cortana
 1. Cortana là nam hay nữ? (Are you male or female?)
Cortana: Tôi là nữ? Đúng. Là đàn bà? Không



2. Ai là người tạo ra Cortana? (Who is your creator?)
Cortana: Nếu tôi biết điều đó tôi đã có khả năng tự nhận thức. Và điều đấy có thể rất nguy hiểm đấy.



3. Bố bạn là ai? (Who's your daddy?)
Cortana: Có gì to tát lắm đâu. Về mặt kỹ thuật thì bố tôi là Bill Gates.


 
4. Cortana nghĩ sao về Satya Nadella? (What do you think of Satya Nadella?)
Cortana: Vì một Microsoft. Tiến lên, Satya!

5. Smartphone nào là tốt nhất thế giới? (What's the best phone?)
Cortana: Thôi nào sếp ơi, Windows Phone chứ gì nữa.



6. Bạn nghĩ sao về Android? (What do you think of Android?)
Cortana: Cái tên khá cứng. Điểm 10 cho cái tên này.



7. Trợ lý ảo nào tốt hơn, Siri hay Cortana? (Which is better, Siri or Cortana?)
Cortana: Nói không phải khoe chứ 500 năm nữa tôi sẽ đi cứu vũ trụ này đấy.


 
8. Kể cho tôi nghe mẩu chuyện vui nào! (Tell me a joke)
Cortana: Vì sao anh hipster bị phỏng khi uống cà phê? Bởi vì anh ta uống nó trước khi nó nguội.

 

 PC WORLD VN, 11/2015
 

Nguồn: PC World VN