Trong quá trình phát triển công cụ HUSH, nhóm cộng tác đã theo dõi mức độ và quá trình sử dụng pin của 2.000 chiếc smartphone là Galaxy S3 và Galaxy S4 được đăng ký tại 191 nhà mạng ở 61 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Kết quả ghi nhận, theo công bố của Đại học Purdue, có khoảng 45,9% lượng hao hụt nguồn pin xảy ra ngay khi màn hình smartphone ở trạng thái tắt, và 28,9% lượng điện năng tiêu hao trong số này là do các ứng dụng thường xuyên "thức dậy" và "khởi chạy" ở chế độ nền.
Ảnh minh họa. |
Giáo sư Y. Charlie Hu tại Đại học Purdue cho biết, về lý thuyết thì khi màn hình của smartphone được tắt thì các phần cứng trên điện thoại sẽ chuyển sang trạng thái "ngủ" (sleep) và mức điện năng tiêu thụ sẽ chuyển dần về con số 0.
Tuy nhiên, theo nhận định của giáo sư Hu, các thiết bị Android thường cho thấy chúng không đạt được sự hiệu quả về việc sử dụng pin bởi hệ thống hiếm khi đưa smartphone vào trạng thái sleep hoàn toàn do lỗi phần mềm hay đặc biệt là tình trạng không kiểm soát được chính xác các giao diện lập trình có sử dụng tính năng điều khiển nguồn pin trên thiết bị Android, hay nói chính xác là các ứng dụng chạy nền hay định kỳ bí mật tải về các bản cập nhật.
Trong báo cáo được đăng tải trên website của Đại học Purdue, công cụ HUSH có thể giúp tiết kiệm đến 15,7% lượng điện năng tiêu thụ cho các trường hợp tiêu hao năng lượng vừa nêu ở trên.
Nguồn: PC World VN